Dù từng đi tàu điện ở nhiều quốc gia trên thế giới, chàng MC vẫn rất háo hức khi đi thử chuyến tàu điện đầu tiên của Việt Nam vừa được khai trương hôm 6/11. Ga Cát Linh là bến đầu tiên, nơi có nhiều điểm check-in mang tính biểu tượng của Hà Nội như Khuê Văn Các. Xuất phát từ ga này, Nguyên Khang đi hết tuyến tới bến cuối cùng là ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Quầy bán vé có nhân viên trực. Trong 15 ngày đầu tiên, người dân chưa phải trả phí mà nhận vé miễn phí tại đây rồi đưa qua máy quét, trước khi đi thang máy lên sân ga. Toa tàu có hai màu xanh lá cây - xám nổi bật. Sau 10 năm từ lúc xây dựng, tuyến đường sắt trên cao đã đi vào hoạt động. Chỉ sau vài ngày, nơi đây trở thành điểm tham quan, thu hút nhiều tầng lớp, từ giới trẻ tới các cụ cao cuổi. Tuyến đường sắt trên cao có tổng chiều dài 13 km, tốc độ tối đa 80 km/h, đi qua 12 ga gồm Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa. Mỗi nhà ga lại có một màu gạch khác nhau như ga Cát Linh màu xanh dương, ga Yên Nghĩa màu xanh lá, ga La Thành màu cam... Toa tàu rộng rãi, sạch sẽ, hiện đại. Nguyên Khang chia sẻ: 'Tàu chạy êm ru, sạch sẽ, đúng lúc Hà Nội vào đông nên se se lạnh. Khang là một trong những người Sài Gòn đầu tiên trải nghiệm tuyến Cát Linh - Yên Nghĩa'. Nguyên Khang xuất phát vào sáng thứ hai nên lưu lượng khách không quá đông như hai ngày đầu tiên. Trong ngày thứ bảy và chủ nhật (6-7/11), tuyến tàu điện này rơi vào tình trạng quá tải, không đảm bảo giãn cách phòng dịch khiến ban quản lý phải khuyến cáo người dân không nên trải nghiệm vào giờ cao điểm. Sau khi tới ga Yên Nghĩa, Nguyên Khang quay ngược trở lại ga Cát Linh. Giá vé ngày thường của tuyến đường sắt trên cao là 7.000 đồng một chặng ngắn, 15.000 đồng toàn tuyến, 30.000 đồng một ngày, ngoài ra vé tháng phổ thông có giá 200.000 đồng. Tổng thời gian di chuyển toàn tuyến là 20 phút, cứ 15 phút có một chuyến. Nguyên Khang trải nghiệm tàu điện trên cao ở Hà Nội (19h) Nguyên Khang trải nghiệm metro Hà Nội Nguyên Chi