Tiểu Tuyết, 23 tuổi, hiện làm chuyên viên dịch vụ khách hàng của một công ty tại Trung Quốc. Vì Tiểu Tuyết còn khá trẻ, thích vui chơi nên mỗi ngày sau giờ làm việc, cô đều rủ vài chị em đi khiêu vũ và uống rượu tới khuya.
Một tháng trước, mắt Tiểu Tuyết ngứa ngáy. Lúc đầu, cô không coi trọng vấn đề này vì các triệu chứng không rõ ràng. Vài ngày sau, triệu chứng ngứa ngáy của Tiểu Tuyết ngày càng nặng, kèm theo những cơn đau bụng.
Một đêm muộn, cô vẫn đi chơi ở quán bar như thường lệ nhưng đột nhiên cảm thấy đau bụng không chịu nổi và ngất đi. Những người xung quanh nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, dạ dày của Tiểu Tuyết có khối u rõ ràng và cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.
Cha mẹ Tiểu Tuyết đã khóc và hỏi bác sĩ: "Làm thế nào mà con tôi mắc phải căn bệnh này?". Sau khi hiểu rõ các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ thở dài và nói: "Ngứa mắt hoặc mặt có thể là cảnh báo của bệnh ung thư".
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
- Ngứa mắt
Khi tế bào ung thư xuất hiện trong dạ dày, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, thức ăn không thể được tiêu hóa và tổng hợp bình thường, từ đó sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn. Một số vi khuẩn sẽ theo máu di chuyển đến các tế bào mắt, có thể gây ngứa mắt không rõ nguyên nhân.
- Ngứa mặt
Ở trạng thái bình thường, khuôn mặt hồng hào và sáng bóng. Tuy nhiên, nếu quá trình tiêu hóa của dạ dày không bình thường, thức ăn trong cơ thể sẽ lên men và sản sinh ra một lượng lớn vi trùng.
Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm và độc tố trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến các triệu chứng như nổi mụn, ngứa ngáy trên mặt. Sau khi tế bào ung thư xâm lấn vào hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ có biểu hiện bất thường rõ rệt.
- Giảm cân
Sau khi tế bào ung thư lan rộng và nhân lên trong dạ dày, chúng sẽ tiêu tốn một lượng lớn chất dinh dưỡng trong cơ thể và làm giảm khả năng miễn dịch. Nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ sụt cân nhanh chóng.
Ruột và dạ dày rất mỏng manh nên bạn cần hạn chế các thói quen này
- Thường xuyên thức khuya
Dạ dày, là cơ quan tiêu hóa và tổng hợp, cũng tham gia vào quá trình giải độc. Khoảng thời gian từ 23h đến 2h sáng là giai đoạn vàng để cơ thể thải độc.
Thức khuya thường xuyên sẽ khiến độc tố trong cơ thể không thể đào thải bình thường và tích tụ lại. Điều này có thể dẫn đến viêm, loét dạ dày và các bệnh khác.
- Thường xuyên uống rượu
Thành phần chính của rượu là ethanol. Chất này sau khi vào cơ thể con người phải mất một thời gian dài để tiêu hóa và tổng hợp. Uống nhiều rượu thường xuyên có thể gây gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, acetaldehyde hình thành sau khi ethanol được tiêu hóa. Chất này rất có hại cho dạ dày, có thể gây loét, viêm nhiễm bên trong cơ thể, dẫn đến viêm và ung thư dạ dày.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)