Nhiều phụ nữ cho rằng mùa hè nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại ở vùng kín phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng phụ nữ đi khám phụ khoa trong mùa đông, trong đó chủ yếu là bệnh viêm nhiễm lại cao hơn. Điều này là do thời tiết lạnh, nhiều chị em ngại vệ sinh, thay quần lót không thường xuyên trong khi lại mặc quần jeans bó sát, quần tất với chất liệu chủ yếu là nilon khiến cho lượng dịch tiết sinh lý từ vùng kín không thoát ra ngoài mà đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây hại tăng sinh.
Theo GS.TS Nguyễn Đức Vy - Chủ tịch Hội Phụ sản khoa & SĐCKH Việt Nam, “Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là việc làm đơn giản và hiệu quả để giảm khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới” nghĩa là:
- Cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Sau mỗi lần đi đại, tiểu tiện nếu rửa được thì rất tốt. Nên rửa và lau từ trước ra sau (hậu môn là sau cùng); sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh vùng kín; sử dụng quần lót chất liệu cotton, tránh mặc quần quá chật, ẩm ướt. Đồ lót sau khi giặt nên phơi ra ngoài nắng, ánh nắng mặt trời sẽ diệt bớt vi khuẩn và nấm gây bệnh. Trường hợp đang điều trị viêm phụ khoa nên là quần lót để diệt vi trùng gây bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn: vệ sinh cho cả nam, nữ trước và sau khi quan hệ tình dục. Mỗi lần giao hợp dùng một bao cao su nếu có quan hệ với người đã có tiền sử nhiễm hoặc đang có nguy cơ nhiễm bệnh tái diễn.
- Chú ý giữ vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt: khăn kinh nguyệt phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng quy định (nên thay 3 -4 lần một ngày hoặc có thể nhiều lần hơn phụ thuộc vào lượng kinh của từng người). Chú ý không dùng các loại băng vệ sinh là hàng nhái, hàng giả. Nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ sau mỗi lần thay băng vệ sinh vì máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển.
- Những phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, đang dùng viên thuốc tránh thai kết hợp: tức là lúc các vi sinh vật sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh (như nấm, tạp khuẩn...) phải tự giảm thiểu các nguy cơ bằng cách: uống nhiều nước, tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tránh stress: đó là những lo lắng, căng thẳng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện các vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng một lần, khám trước khi chuẩn bị mang thai để đề phòng thai bất thường. Khi thấy có dấu hiệu khác thường ở đường sinh dục như ngứa, dịch tiết bất thường..., phải đi khám phụ khoa ngay tại các cơ sở y tế chuyên ngành phụ, sản khoa.
- Không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ. Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, chất sát khuẩn mạnh hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có chứa các kim loại nặng như đồng (Cu), bạc (Ag), kẽm (Zn)... để vệ sinh vùng kín hàng ngày vì gây khô rát và phá vỡ cân bằng vi sinh ở âm đạo. Nên chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ đã lưu hành lâu trên thị trường, được nhiều người tin dùng và được thử nghiệm và chứng nhận an toàn cho người sử dụng.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa hàng ngày phải đảm bảo các yêu cầu: an toàn khi sử dụng hàng ngày; làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da, tái tạo da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương muối - thảo dược đã được nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng, tính an toàn, mức độ hài lòng của người sử dụng, thầy thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương với kết quả 98,8% phụ nữ hài lòng khi sử dụng. Sản phẩm này giúp chị em chăm sóc, vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách, an toàn và hợp sinh lý phụ nữ Á Đông.
Thông tin chi tiết, liên hệ email: hoalinh_tvkh@hoalinhpharma.com.vn. ĐT: 04.37676976
Cẩm Ly