Tình mẹ con giữa Ngọc Trinh và bà Sáu Phương vốn là câu chuyện cổ tích “mẹ ghẻ - con chồng” đẹp hiếm hoi trong showbiz Việt. Cô thân thiết với mẹ kế còn hơn cha. Dù không đứt ruột sinh ra cô, bà Sáu Phương lại là người có công dưỡng dục, chăm sóc, quan tâm và động viên cô trong những thăng trầm cuộc sống.
Hai người thân đến mức, những khi mẹ không ở Sài Gòn hoặc Ngọc Trinh đi công tác nước ngoài, cô luôn đều đặn điện thoại cho mẹ mỗi ngày. "Mỗi tuần, mẹ thường lên ở với tôi hai ngày để nấu những món con gái thích, chăm sóc con gái. Những lúc khác, tôi điện thoại cho mẹ hoặc hai mẹ con nhắn tin thoại qua Zalo", Ngọc Trinh chia sẻ.
Không chỉ Ngọc Trinh, hàng loạt sao khác cũng ghiền nhắn tin thoại và sử dụng chúng để trò chuyện cùng cha mẹ trong lịch trình làm việc bận rộn của mình. Diễn viên 9x Vân Trang cũng từng thổ lộ trên trang cá nhân của mình trong một đợt công tác: “3 giờ sáng, lại không ngủ được...Nhớ mẹ quá rồi! Cả ngày nhắn tin thoại với mẹ mà vẫn nhớ, tối đến còn nghe đi nghe lại giọng của mẹ vẫn khôn nguôi”.
Theo nghiên cứu của Hội đồng chăm sóc sức khoẻ người vô gia cư Mỹ năm 2012, đối với các đối tượng lớn tuổi hoặc bệnh nhân, thư thoại là một giải pháp đơn giản để tiếp cận họ và đảm bảo các thông điệp được truyền tải chính xác. Người lớn tuổi và bệnh nhân thường gặp khó khăn khi cần giao tiếp qua các hình thức như e-mail, giấy tờ vì khả năng đọc, tương tác đã trở nên hạn chế.
Kết luận trên được rút ra sau thời gian dài thử nghiệm việc nhận chế độ chăm sóc cá nhân và các phác đồ điều trị riêng thông qua thư thoại và e-mail với các bệnh nhân vô gia cư mắc bệnh kinh niên trên 6 thành phố Jacksonville, Miami, Cincinnati, St. Louis, Milwaukee và San Diego.
Rõ ràng, tính tiện lợi, dễ sử dụng của các hình thức giao tiếp bằng giọng nói là điều khó phủ nhận. Với các ứng dụng nhắn tin miễn phí phổ biến hiện nay như Zalo, thao tác nhắn gửi tin nhắn thoại còn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chỉ cần bấm vào biểu tượng micro để ghi âm lời thoại và thả tay ra, vậy là tin nhắn đã được gửi đi.
Trong phiên bản mới gần đây, Zalo sử dụng cơ chế gửi tức thời nên tốc độ gửi tin nhắn đã tăng lên đáng kể. Trào lưu mới này đang dần gây ấn tượng cho người dùng hơn việc nhắn tin ký tự thông thường vốn khô khan, tốn thời gian và có thể gây hiểu nhầm nếu không gõ đủ dấu tiếng Việt.
Đồng thời, những ứng dụng như Zalo khá phù hợp cho người dùng lớn tuổi khi giảm tối thiểu các thao tác trên bàn phím yêu cầu độ chính xác cao, phức tạp, phải dùng dấu tiếng Việt cũng như tránh mất thời gian đọc các tin nhắn ký tự nhỏ bé trên màn hình.
Trong một nghiên cứu khác về giao tiếp của nhà nhân chủng học Leslie Seltzer, Đại học Wisconsin, Mỹ cho thấy việc gặp trực tiếp và việc nghe giọng mẹ qua các phương tiện truyền tải giọng nói đều cho kết quả tích cực với các nữ sinh đang bị stress.
Tin nhắn thoại vừa thể hiện được cảm xúc và giọng nói độc đáo riêng của mỗi cá nhân, đồng thời tăng tính liên kết và tạo ra những hiệu ứng dễ chịu như khi tương tác mặt đối mặt. Ngoài ra, tin nhắn thoại còn có thể được nghe ngay khi người nhận rảnh rỗi và phù hợp với các mục đích quan tâm hằng ngày chưa cấp thiết đến việc sử dụng cuộc gọi.
Minh Trí