Dù nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và cô dâu Kim Thanh lựa chọn cách trang trí sảnh tiệc đón khách lạ mắt, độc đáo, nhưng các nghi lễ thành hôn lại diễn ra theo đúng phong cách truyền thống. Đặc biệt, đám cưới tại chùa Kỳ Quang, TP HCM của đôi uyên ương được thực hiện theo nghi thức Phật giáo và nhận được sự chú ý của nhiều người.
Mời các độc giả tham khảo những nghi lễ thuần Việt, truyền thống trong đám cưới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và cô dâu Kim Thanh:
1. Đám cưới nơi cửa Phật
Về mặt ý nghĩa, lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. Theo tên gọi, "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "Thuận" là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ. Nghi thức của lễ cưới được tiến hành có phần khác với lễ cưới thông thường.
Chủ hôn thường là một vị hoà thượng hay chư tăng. Sẽ có một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, các vị hoà thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở hai bên theo đúng quy cách "nam tả, nữ hữu" (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải). Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới.
Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ. Tiếp đó là nghi lễ "Phu thê giao bái", cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. Cuối cùng, đại diện hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Sáng 19/7, chú rể Nguyễn Văn Chung và cô dâu Kim Thanh tổ chức đám cưới theo nghi lễ Hằng Thuận, là nghi lễ cưới theo đạo Phật. Chùa Kỳ Quang là nơi đôi uyên ương đã quy y, cô dâu có pháp danh là Diệu Trân Châu và chú rể được sư trụ trì đặt pháp danh là Quang Trí. |
Cô dâu chú rể thắp hương làm lễ trước khi bắt đầu nghi thức thành hôn theo lễ Hằng Thuận. |
cặp đôi tiến hành tuần tự các nghi thức của buổi lễ, được các sư thầy đọc kinh, giảng đạo về hạnh hiếu ở đời, giảng về đạo vợ chồng trong tương lai. Toàn bộ nghi thức Hằng Thuận kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. |
Cô dâu chú rể và hai bên gia đình đều tham dự vào lễ Hằng Thuận. |
Hôn lễ được tổ chức ở chính điện. |
Tất cả những người tham dự lễ, cô dâu chú rể quỳ trước chính điện để làm lễ thành hôn. |
Sư thầy tiến hành nghi lễ cầu phúc, mong may mắn luôn đến với đôi vợ chồng trẻ. |
Sư thầy làm lễ thắt dây tơ hồng như cột chặt tình yêu của đôi uyên ương, hy vọng hai người sẽ luôn gắn bó bên nhau đến trọn đờ. |
Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ "thưởng rượu giao bôi", cùng nhau uống ly rượu nồng thắm. |
Sau đó, chú rể Nguyễn Văn Chung và cô dâu Kim Thanh mời rượu hai bên cha mẹ để tỏ lòng kính hiếu. |
Cuối cùng đôi uyên ương được sư thầy ban lộc, với hy vọng những điều may mắn, hạnh phúc sẽ luôn đồng hành cùng hai vợ chồng trên con đường đời. |
>> Xem tiếp những nghi lễ truyền thống trong lễ thành hôn tại khách sạn
Linh Phạm
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng