1. Chỉ mua những gì mình cần, hạn chế mua những gì mình thích
Thói quen này dễ khiến bạn "rinh" những món đồ không cần thiết về nhà, sau đó bỏ xó. Sữa, xà phòng, bánh kẹo, mỹ phẩm và đặc biệt là quần áo, luôn được chúng ta ưu ái mua nhiều hơn nhu cầu thực sự.
Với một bảng danh sách đã liệt kê đầy đủ những thứ cần mua, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Vào siêu thị bạn chỉ cần đến các gian hàng và chọn mua đúng thứ cần thiết.
2. Đi mua sắm trong tình trạng đói và khát
Shopping trong tình trạng "thê thảm" này, bạn thường chăm chăm vào các gian hàng thực phẩm. Trái cây, sữa, bánh ngọt, nước ép, chocolate... lần lượt được bạn "tống" vào xe đẩy mà không kiểm soát. Chỉ đến khi về nhà, bạn mới giật mình: "Sao mình mua nhiều thứ thế?"
Trọng lượng có thể sẽ tỉ lệ nghịch với túi tiền của bạn sau chuyến mua sắm này. Ngoài ra, dạo quanh các gian hàng cũng hao tốn nhiều năng lượng. Đó là lý do, bạn nên vào siêu thị khi đã "dằn bụng" món gì đó.
3. Không đọc nhãn mác hàng hoá trước khi mua
Bạn thường quan tâm đến những thứ mình thích mua mà quên chú ý đến công dụng, hạn sử dụng hoặc nhãn mác của chúng. Đến khi phát hiện ra vấn đề thì mọi sự đã rồi. Chiếc quần cho con không đúng size, hộp sữa mua cho chồng đã hết "date". Hoặc thay vì mua nước sốt cà, bạn lại chọn nhầm lọ tương ớt.
Hãy bỏ ra vài giây để đọc lướt qua nhãn hiệu, xem kích cỡ công dụng, và nhất là hạn sử dụng của các món hàng trước khi mua.
4. Mua sắm quá nhiều, những món hàng theo mùa
Mỗi mùa có một loại hàng hoá "hợp thời, hợp mốt" riêng. Sang mùa sau, chưa hẳn mặt hàng ấy mang tính thời thượng. Chưa kịp "diện" hết thì một loạt trang phục mới đã "soát ngôi". Thế là tủ quần áo của bạn đầy những món "đề mốt".
Ngoài ra, bạn cũng không nên sắm thừa áo mưa, áo ấm... phòng trường hợp chưa dùng xong thì đã chuyển mùa. Mua vừa đủ là tốt nhất.
5. Shopping một cách tuỳ hứng
Với nhiều phụ nữ, đi mua sắm là một thú vui giải trí. Khi đi ngang qua một siêu thị, Trung tâm thương mại nào đó mới khai trương, bạn liền vào tham quan. Tiện thể, bạn chất lên xe đẩy hàng tá hàng hoá đủ loại, món nào cũng đẹp, hấp dẫn.
Cuối tháng tiền lương thâm hụt, khiến bạn giật mình. Đừng quên tâm niệm: Chỉ mua những gì mình cần, hạn chế mua những gì mình thích.
7. Ngại mua hàng của những nhãn hiệu mới
Bạn đã quen dùng hàng của một số hãng quen thuộc và e ngại trước những nhãn hiệu mới. Thật ra, những sản phẩm mới thường được cải tiến nhiều hơn về công nghệ và hiệu qủa sử dụng. Một số sản phẩm mới có tác dụng tốt cho sức khỏe, bạn cũng nên đưa chúng vào danh sách trong những lần mua sắm. Điều này, giúp cho bạn thay đổi khẩu vị theo chiều hướng tốt cho gia đình.
(Theo Tiếp Thị Gia Đình)