Đây là số tiền bị cho là có liên hệ với những thương vụ thanh toán bằng đồng siêu đôla giả do CH DCND Triều Tiên chế tạo.
Số tiền sẽ bị tịch thu thuộc về một phụ nữ TQ thất nghiệp tên Kwok Hiu Ha đến sinh sống tại Hong Kong. Cách đây một năm, Bộ Tư pháp Mỹ đã đóng băng số tiền của bà Kwok sau khi một thám tử tư làm việc trong chiến dịch chống thuốc lá giả phát hiện vụ việc này.
![]() |
Đồng 100 USD thật (trên) và đồng siêu giả. |
Thám tử này giả dạng làm thành viên của một băng đảng Đông Âu và được chào hàng đôla và thuốc lá giả trong những lần gặp gỡ hai người đàn ông Đài Loan và một người Australia gốc Hoa tại thành phố Hạ Môn phía đông nam TQ.
Cuối tuần trước, các nhà lập pháp ở Hàn Quốc đã giới thiệu một tấm hình chụp từ vệ tinh mà họ nói là một nhà máy in đôla giả của CHDCND Triều Tiên. Nghị sĩ Kim Jae Won cho biết, tấm hình này được một quan chức cấp cao trốn từ miền bắc xuống miền nam cung cấp. Ngoài ra các nghị sĩ trên cũng giới thiệu những đồng siêu đôla giả do các nhà hoạt động nhân quyền ở gần biên giới TQ sưu tầm được. |
Từ cuối năm 2002 đến tháng 7/2004, ba người này gặp viên thám tử nhiều lần tại các khách sạn ở Hong Kong, Macau và phía nam TQ. Một lần nọ, ông này đã chi 140.000 USD thật để mua 200.000 USD giả. Số tiền thật được ghi nhận đã đi vào các tài khoản của bà Kwok ở Hong Kong.
Ba người này bị bắt hồi tháng 7/2004 và bị tòa án Mỹ kết án tù 4-5 năm. Trong khi đó bà Kwok chỉ bị các nhà điều tra thẩm vấn chứ không bị bắt.
Đây được xem là khoản tiền đầu tiên được biết đến có mối liên hệ giữa hệ thống ngân hàng của Hong Kong và đường dây mua bán bí mật bằng những đồng “siêu đôla giả” 100 USD của CHDCND Triều Tiên. Hồi tháng 9/2005, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) từng yêu cầu các tổ chức tài chính trong nước ngưng giao dịch với Ngân hàng Banco Delta Asia ở Macau bị cáo buộc trợ giúp các hoạt động tài chính bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên.
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ cáo buộc CHDCND Triều Tiên sản xuất đôla giả tại các công ty nhà nước và các tổ chức chính thức khác. Washington cũng nói rằng Bình Nhưỡng thực hiện các hoạt động rửa tiền để lấy ngân sách chi tiêu cho các chương trình vũ khí hạt nhân.
Các cáo buộc này đã dẫn đến việc Mỹ cấm vận và đình chỉ các cuộc thương lượng sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trái lại, Bình Nhưỡng đã bác bỏ các cáo buộc và nói chỉ trở lại đàm phán khi Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận tài chính.
(Theo Tuổi Trẻ)