Quanh miệng
Mụn xuất hiện ở xung quanh miệng xuất hiện do một số nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, di truyền, dị ứng mỹ phẩm hoặc những thói quen xấu như lau mặt bằng khăn bông kém vệ sinh, chống tay lên cằm, để điện thoại gần da mặt quá lâu, cài quai mũ bảo hiểm quá chặt.
Để hạn chế mụn quanh miệng, bạn cần tránh đưa tay lên mặt, sử dụng tai nghe khi nói chuyện điện thoại, không cài quai mũ bảo hiểm quá chặt. Duy trì thói quen làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày. Lựa chọn mỹ phẩm không chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu tình trạng mụn không cải thiện, cần tới gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Quanh miệng
Mụn xuất hiện ở xung quanh miệng xuất hiện do một số nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, di truyền, dị ứng mỹ phẩm hoặc những thói quen xấu như lau mặt bằng khăn bông kém vệ sinh, chống tay lên cằm, để điện thoại gần da mặt quá lâu, cài quai mũ bảo hiểm quá chặt.
Để hạn chế mụn quanh miệng, bạn cần tránh đưa tay lên mặt, sử dụng tai nghe khi nói chuyện điện thoại, không cài quai mũ bảo hiểm quá chặt. Duy trì thói quen làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày. Lựa chọn mỹ phẩm không chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu tình trạng mụn không cải thiện, cần tới gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Mũi
Mụn xuất hiện trên mũi do lỗ chân lông ở khu vực này thường lớn hơn các vùng da khác, khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Da vùng mũi cũng tiết nhiều dầu hơn các vùng da khác, nếu vệ sinh kém sẽ dễ nổi mụn hơn. Ngoài ra, mụn ở mũi cũng có thể do chế độ ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên căng thẳng hoặc do một số loại thuốc bạn đang sử dụng.
Để loại bỏ mụn ở mũi, bạn cần làm sạch da kỹ lưỡng, tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn ẩn sâu trong lỗ chân lông. Có thể sử dụng thêm mặt nạ đất sét để hút dầu thừa và dùng đá lạnh lăn đều lên da sau khi đắp mặt nạ để se khít lỗ chân lông.
Mũi
Mụn xuất hiện trên mũi do lỗ chân lông ở khu vực này thường lớn hơn các vùng da khác, khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Da vùng mũi cũng tiết nhiều dầu hơn các vùng da khác, nếu vệ sinh kém sẽ dễ nổi mụn hơn. Ngoài ra, mụn ở mũi cũng có thể do chế độ ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên căng thẳng hoặc do một số loại thuốc bạn đang sử dụng.
Để loại bỏ mụn ở mũi, bạn cần làm sạch da kỹ lưỡng, tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn ẩn sâu trong lỗ chân lông. Có thể sử dụng thêm mặt nạ đất sét để hút dầu thừa và dùng đá lạnh lăn đều lên da sau khi đắp mặt nạ để se khít lỗ chân lông.
Trán
Mụn xuất hiện ở trán do sự gia tăng sản xuất dầu trên da. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là nội tiết tố thay đổi, thường xuyên căng thẳng, sử dụng một số loại thuốc hoặc do thói quen lười gội đầu.
Để hạn chế mụn ở trán, bạn nên gội đầu thường xuyên, hạn chế để các sản phẩm gel, sáp vuốt tóc tiếp xúc với vùng trán.
Trán
Mụn xuất hiện ở trán do sự gia tăng sản xuất dầu trên da. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là nội tiết tố thay đổi, thường xuyên căng thẳng, sử dụng một số loại thuốc hoặc do thói quen lười gội đầu.
Để hạn chế mụn ở trán, bạn nên gội đầu thường xuyên, hạn chế để các sản phẩm gel, sáp vuốt tóc tiếp xúc với vùng trán.
Cằm và cổ
Mụn xuất hiện ở cằm và cổ có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thói quen chống tay lên cằm cũng góp phần gây ra mụn ở khu vực này.
Để cải thiện tình trạng, bạn cần từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt, vệ sinh da thường xuyên với sản phẩm làm sạch dịu nhẹ. Có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn theo sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
Cằm và cổ
Mụn xuất hiện ở cằm và cổ có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thói quen chống tay lên cằm cũng góp phần gây ra mụn ở khu vực này.
Để cải thiện tình trạng, bạn cần từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt, vệ sinh da thường xuyên với sản phẩm làm sạch dịu nhẹ. Có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn theo sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
Má
Mụn ở má có thể do nội tiết tố hoặc do thói quen để điện thoại tiếp xúc với da mặt quá lâu khi "buôn dưa lê". Lười thay vỏ gối, ga trải giường cũng là một trong những nguyên nhân khiến da nổi mụn ở vùng má.
Bạn cần hạn chế để điện thoại tiếp xúc gần với da mặt. Nếu gọi điện thoại lâu, hãy sử dụng tai nghe. Nên lau sạch màn hình điện thoại và không mang điện thoại đến những nơi có mầm bệnh, nhiều vi khuẩn như nhà tắm, nhà vệ sinh. Thay vỏ gối hai lần mỗi tuần và thay ga trải giường hàng tuần giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn ở má.
Má
Mụn ở má có thể do nội tiết tố hoặc do thói quen để điện thoại tiếp xúc với da mặt quá lâu khi "buôn dưa lê". Lười thay vỏ gối, ga trải giường cũng là một trong những nguyên nhân khiến da nổi mụn ở vùng má.
Bạn cần hạn chế để điện thoại tiếp xúc gần với da mặt. Nếu gọi điện thoại lâu, hãy sử dụng tai nghe. Nên lau sạch màn hình điện thoại và không mang điện thoại đến những nơi có mầm bệnh, nhiều vi khuẩn như nhà tắm, nhà vệ sinh. Thay vỏ gối hai lần mỗi tuần và thay ga trải giường hàng tuần giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn ở má.
Lưng
Mụn ở lưng có thể do mồ hôi trộn với dầu thừa, bụi bẩn trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Quần áo, chăn, ga, gối bẩn hoặc thói quen mặc đồ bó sát cũng là nguyên nhân gây mụn ở lưng.
Để hạn chế mụn vùng lưng, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tập luyện. Thay quần áo hàng ngày, hạn chế mặc quần áo quá chật để da đỡ bị kích ứng. Ngoài ra, cần thay vỏ ga, gối thường xuyên.
Lưng
Mụn ở lưng có thể do mồ hôi trộn với dầu thừa, bụi bẩn trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Quần áo, chăn, ga, gối bẩn hoặc thói quen mặc đồ bó sát cũng là nguyên nhân gây mụn ở lưng.
Để hạn chế mụn vùng lưng, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tập luyện. Thay quần áo hàng ngày, hạn chế mặc quần áo quá chật để da đỡ bị kích ứng. Ngoài ra, cần thay vỏ ga, gối thường xuyên.
Chân
Mụn trứng cá ở chân chủ yếu là kết quả của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết bị mắc kẹt trong các nang lông và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nó dẫn đến viêm và mọc mụn. Nếu bạn tập thể thao, một số thiết bị cọ sát vào da như dây kháng lực hay thảm tập kém vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn.
Để cải thiện tình trạng, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ sau khi tập luyện. Tẩy tế bào chết toàn thân 1-2 lần mỗi tuần. Nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm nang lông, cần tới gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Chân
Mụn trứng cá ở chân chủ yếu là kết quả của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết bị mắc kẹt trong các nang lông và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nó dẫn đến viêm và mọc mụn. Nếu bạn tập thể thao, một số thiết bị cọ sát vào da như dây kháng lực hay thảm tập kém vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn.
Để cải thiện tình trạng, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ sau khi tập luyện. Tẩy tế bào chết toàn thân 1-2 lần mỗi tuần. Nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm nang lông, cần tới gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp.
Ngực
Mụn ở ngực phần nhiều do thói quen mặc quần áo quá chật hoặc do mồ hôi kết hợp với dầu thừa, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông.
Bạn nên mặc quần áo thoáng khí trong quá trình tập luyện, làm sạch da ngay sau đó. Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da ngăn ngừa mụn để cải thiện tình trạng.
Ngực
Mụn ở ngực phần nhiều do thói quen mặc quần áo quá chật hoặc do mồ hôi kết hợp với dầu thừa, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông.
Bạn nên mặc quần áo thoáng khí trong quá trình tập luyện, làm sạch da ngay sau đó. Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da ngăn ngừa mụn để cải thiện tình trạng.
Vienne (theo Bright Side)