
Mùa ốc ruốc ở Hà Tĩnh kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép, có nhiều màu sắc, to bằng chiếc khuy áo, là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.
Mùa ốc ruốc ở Hà Tĩnh kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép, có nhiều màu sắc, to bằng chiếc khuy áo, là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.

Từ đầu tháng 3 âm lịch, hàng ngày từ 9h30, nhiều người dân ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, mang rổ nhựa ra cào ốc ruốc dạt vào bờ biển.
Từ đầu tháng 3 âm lịch, hàng ngày từ 9h30, nhiều người dân ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, mang rổ nhựa ra cào ốc ruốc dạt vào bờ biển.

Dọc bờ biển dài khoảng 4 km, cứ cách hơn 300 m lại có một nhóm khoảng 10 người cào ốc ruốc. Đây là công việc thời vụ của người dân xã Thạch Hải và các xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà. Việc bắt ốc phụ thuộc vào thủy triều, mỗi tháng làm khoảng 15 đến 20 ngày khi nước rút.
Dọc bờ biển dài khoảng 4 km, cứ cách hơn 300 m lại có một nhóm khoảng 10 người cào ốc ruốc. Đây là công việc thời vụ của người dân xã Thạch Hải và các xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà. Việc bắt ốc phụ thuộc vào thủy triều, mỗi tháng làm khoảng 15 đến 20 ngày khi nước rút.
Người dân ngồi xổm trên bờ biển, hai tay cào mạnh xuống bốc nhúm ốc ruốc lẫn trong cát bỏ vào rổ.

"Ốc ruốc thích nghi với nước mặn, thường tụ lại thành từng đám, nằm dày đặc bên bờ biển, đôi lúc ốc nổi dật dờ theo con sóng", chị Nguyễn Thị Hảo, 39 tuổi, trú xã Thạch Hải, nói.
"Ốc ruốc thích nghi với nước mặn, thường tụ lại thành từng đám, nằm dày đặc bên bờ biển, đôi lúc ốc nổi dật dờ theo con sóng", chị Nguyễn Thị Hảo, 39 tuổi, trú xã Thạch Hải, nói.

Thời gian này, do đang được nghỉ học vì Covid-19, nhiều học sinh cũng tranh thủ ra bờ biển cào ốc phụ giúp bố mẹ.
Thời gian này, do đang được nghỉ học vì Covid-19, nhiều học sinh cũng tranh thủ ra bờ biển cào ốc phụ giúp bố mẹ.
Khoảng 5 phút, người dân cào được một rổ nhựa chứa cả cát lẫn ốc.
Họ sau đó mang rổ ra vùng nước sâu khoảng 40 cm nhúng xuống, sàng lọc để cát trôi đi, giữ lại ốc.

"Ốc bán theo bát, một bát ăn cơm đầy ắp ốc giá 5.000 đồng. Một ngày tôi bán được khoảng 20 bát, tương đương 3 kg, thu về 100.000 đồng. Một vụ được khoảng một triệu đồng, đủ trang trải một số khoản sinh hoạt cho gia đình", bà Phan Thị Thanh, 52 tuổi, trú xã Thạch Hải, cho biết.
"Ốc bán theo bát, một bát ăn cơm đầy ắp ốc giá 5.000 đồng. Một ngày tôi bán được khoảng 20 bát, tương đương 3 kg, thu về 100.000 đồng. Một vụ được khoảng một triệu đồng, đủ trang trải một số khoản sinh hoạt cho gia đình", bà Phan Thị Thanh, 52 tuổi, trú xã Thạch Hải, cho biết.

Cào ốc không phải bỏ chi phí mua ngư cụ, song người dân phải ngâm chân tay dưới nước biển nhiều tiếng khiến tay trắng bệch, đôi khi trầy xước vì cào trúng vỏ sò, hoặc cành cây lẫn trong cát.
Cào ốc không phải bỏ chi phí mua ngư cụ, song người dân phải ngâm chân tay dưới nước biển nhiều tiếng khiến tay trắng bệch, đôi khi trầy xước vì cào trúng vỏ sò, hoặc cành cây lẫn trong cát.

Ốc làm sạch được đổ vào rổ và các bì tải đặt sẵn trên bờ. Theo người dân, ốc ruốc ngon nhất là tháng 3 âm lịch vì ruột đang mềm. Khi sang tháng 4, ốc sẽ già đi, mọc thêm chân, ăn không ngon nữa.
Ốc làm sạch được đổ vào rổ và các bì tải đặt sẵn trên bờ. Theo người dân, ốc ruốc ngon nhất là tháng 3 âm lịch vì ruột đang mềm. Khi sang tháng 4, ốc sẽ già đi, mọc thêm chân, ăn không ngon nữa.

Sau khi đưa đi bán lẻ tại các chợ trong xã Thạch Hải và các xã ở huyện Thạch Hà, người dân để lại vài kg đem về nhà hấp, xào.
"Tôi thường hấp khoảng 5 kg ốc vào nồi chuyên dụng, mọi người chụm lại dùng tăm nhọn hoặc gai chanh, gai bưởi khêu ruột ra ăn. Ruột ốc nhỏ li ti, nhiều người đôi lúc không khêu được ruột cũng nản, nhưng khi đã ăn được vài miếng thì nghiện luôn, bởi thịt ốc ngấm gia vị rất thơm và béo", bà Phan Thị Thanh chia sẻ.
Sau khi đưa đi bán lẻ tại các chợ trong xã Thạch Hải và các xã ở huyện Thạch Hà, người dân để lại vài kg đem về nhà hấp, xào.
"Tôi thường hấp khoảng 5 kg ốc vào nồi chuyên dụng, mọi người chụm lại dùng tăm nhọn hoặc gai chanh, gai bưởi khêu ruột ra ăn. Ruột ốc nhỏ li ti, nhiều người đôi lúc không khêu được ruột cũng nản, nhưng khi đã ăn được vài miếng thì nghiện luôn, bởi thịt ốc ngấm gia vị rất thơm và béo", bà Phan Thị Thanh chia sẻ.
Hùng Lê