
Ảnh: Sohu
Một con lợn, một con cừu và một con bò sữa được người nông dân nhốt trong cùng một chuồng. Một ngày nọ, người nông dân dắt con lợn ra khỏi chuồng thì nghe thấy con lợn tru lên và chống cự quyết liệt.
Cừu và bò sữa ghét tiếng hét của lợn nên phàn nàn:"Chúng tôi cũng thường xuyên bị người nông dân bắt đi nhưng không ai hét lên như bạn cả".
Con lợn nghe vậy liền trả lời: "Bắt hai người và bắt tôi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nông dân bắt các người ra chuồng, anh ta chỉ lấy lông và sữa, nhưng khi anh ta bắt tôi đi, thứ anh ta lấy là mạng sống của tôi".
Có nhiều ví dụ tương tự, khi chúng ta có vai trò khác biệt, chúng ta sẽ có suy nghĩ không giống nhau. Khi bạn có con gái, bạn mong nhà thông gia sẽ cho con mình nhiều quà cưới. Khi có con trai, bạn không thích thông gia đòi hỏi nhiều sính lễ. Khi có con dâu, bạn cho rằng con dâu quá rắc rối. Khi lái xe, bạn ghét người đi bộ, khi đi bộ, bạn ghét xe hơi. Khi đi làm, bạn cảm thấy sếp khó tính, keo kiệt. Sau khi trở thành ông chủ, bạn cảm thấy nhân viên quá vô trách nhiệm và thiếu năng lực thực hiện công việc. Khi là khách hàng, bạn cho rằng người bán hét giá cao. Khi là doanh nhân, bạn cảm thấy khách hàng quá kén chọn.

Dù bạn nhìn thấy số 6 hay số 9 trong bức ảnh này, điều quan trọng nằm ở chỗ chúng ta đang ở đâu. Bạn dùng góc độ nào để nhìn? Cách nhìn không giống nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác biệt. Ảnh: Sohu
Khi bạn nhìn chuyện người khác từ vị trí của mình, bạn sẽ luôn đưa ra một kết luận tồi tệ. Chỉ khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn mới thấu được cảm xúc của họ, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Trên thế giới này không có đúng hay sai tuyệt đối, nhưng câu trả lời sẽ khác nếu bạn nhìn vấn đề từ những góc độ mới. Điều quý giá nhất khi muốn hòa hợp với người khác là biết đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu hơn, bao dung và ân cần hơn.
Một người khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái bởi biết cách đặt mình vào vị trí của người kia. Bởi vì trong lòng bao dung nên họ có thể hiểu, chấp nhận những người khác biệt.
Cách một người đối xử với người khác cho thấy sự tu dưỡng và tầm nhìn của anh ấy. Bạn càng có nhiều kiến thức và trình độ tu dưỡng càng cao, bạn càng hiểu rằng mỗi người đều có trải nghiệm, khó khăn riêng và càng biết tôn trọng lối sống khác nhau.
Đừng coi lòng tốt của người khác là điểm yếu. Bởi người tử tế hiểu rằng lòng tốt là bản chất của họ và họ không thể làm điều ác.
Đừng coi sự bao dung của người khác là hèn nhát. Bởi bao dung là một đức tính tốt và đức hạnh không có gì sai.
Đừng cười nhạo tình cảm của người khác. Bởi những người yêu thương người khác đều hiểu rằng lừa dối không có hậu quả tốt.
Đừng coi lòng tốt của người khác là sự vụng về. Bởi lòng tốt có thể mang lại sự giàu có và giúp đỡ người khác khiến bản thân thấy hạnh phúc.
Tặng người đóa hoa hồng, tay còn vương mùi thơm. Người thích cho đi, nhận về gấp bội. Người thích ban phúc, phúc về ngập tràn.
Hằng Trần (Theo Sohu)