![]() |
Cặp tình nhân Mary Kay và Vili Fualaau |
Chàng là một chú nhóc người Samoa, tên là Vili Fualaau thuộc một gia đình bất hảo, ông bố có 5 bà vợ, 19 người con và đang bị tù vì ăn cướp có vũ trang. Mẹ làm ở một xưởng bánh mì.
7 tuổi, di cư sang Mỹ học lớp 2 và từ đây, cậu nhóc là học trò của cô giáo Mary Kay. Cậu vẽ khá đẹp, thường được bà mẹ mang tranh bán cho hàng xóm lấy vài đồng. Cậu biết mùi đời từ năm lên 10, 12 tuổi đã biết cá với bạn 20USD nếu ngủ được với cô Kay.
Nàng là một cô gái Mỹ chính hiệu, giáo viên dạy giỏi của Trường Tiểu học Shorewood, ngoại ô Seattle. Mary sống trong gia đình danh giá, bố là giáo sư, nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa quận Cam. Năm 1972, ông ứng cử Tổng thống Mỹ, theo giới thiệu của Đảng Độc lập và cũng được trên 3 triệu cử tri bỏ phiếu tín nhiệm. Sau đó ông cũng thân bại danh liệt vì dính vào một vụ scandal tình ái). Nàng đã có chồng và 4 đứa con mà nàng từng ca ngợi: "Chúng là những thiên thần của tôi, là cuộc đời tôi".
Cô giáo Mary Kay có tiếng là tận tâm và chăm sóc các học sinh năng khiếu, thường bảo cậu học trò mới 12 tuổi học hơi yếu ở lại sau giờ để nàng phụ đạo. Nàng còn muốn bồi dưỡng cậu thành một tài năng vì theo lời nàng, đây là một Picasso tương lai.
Vào mùa hè, cô giáo Mary thường đưa cậu học trò về nhà kèm thêm. Một hôm, chồng nàng tức khí quát mắng ầm ĩ, cậu học trò tự ái bỏ đi, cô giáo cũng bực mình lái xe ra đường. Gặp cậu học trò đang bước đi thất thểu trên đường, nàng gọi chàng vào xe và họ giải tỏa cho nhau ngay trong xe bằng những nụ hôn và một niềm đam mê không cưỡng lại được.
Tuy mới 13, nhưng chàng đã cao 1m80 và rất hấp dẫn. Từ đó mối tình bắt đầu. Một người bạn thân của Mary kể lại rằng nàng thường xuyên gọi điện cho cô ta, chia sẻ niềm hạnh phúc của mình, rằng nàng đang có một "perfect love", nàng đã gặp một người kỳ diệu nhất thế giới.
Tháng 2/1997, một cú điện thoại nặc danh gọi đến Sở Cảnh sát và Ban chống lạm dụng tình dục trẻ em thành phố. Sáng sớm hôm sau, Mary bị bắt. Vì nàng đã có bầu ở tháng thứ sáu và được phép tại ngoại cho đến khi mẹ tròn con vuông. Tháng 5/1997, nàng sinh ra một cô bé da đen, đặt tên là Audrey Lokelani (tiếng Samoa, có nghĩa là Bông hồng thiên đường).
Tháng 8/1997, vụ án của nàng mới được mang ra xét xử với tội danh hiếp dâm trẻ em. Trước Tòa nàng tỏ vẻ ăn năn: "Tôi đã làm điều sai trái với đạo đức và luật pháp. Tôi rất hối hận. Tôi xin hứa từ nay sẽ không tái phạm" Còn "chàng", phản đối việc coi mình là nạn nhân của bạo hành mà mạnh mồm tuyên bố cô giáo là người tình say đắm mình lựa chọn.
Vị chánh án hôm ấy rất thông cảm, chỉ kết án 7,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo với 2 điều kiện: giao con cho bà nội của nó nuôi và từ nay tuyệt đối không được gặp Vili. Nàng chấp nhận liền. Bị sốc nhất là mấy đứa con từng là "những thiên thần của tôi" vì mẹ chúng trước xã hội đã mang danh là một người hiếp dâm.
Từ nhà giam về, chồng và "4 thiên thần" của nàng đã bỏ nhà, chuyển chỗ ở đến tận Alaska. Trong thời gian hưởng án treo, nàng lén lút đi lại với chàng trai nay đã 14 tuổi, Vili đã bắt đầu lên cấp ba, hàng ngày thay tã lót cho con.
Một tháng sau, một buổi tối, cảnh sát đi tuần thấy lục đục trong cabin chiếc xe bán tải màu xám Volswagen Fox đỗ bên đường. Họ ra lệnh mở cửa và nhận ra ngay người đàn bà đang mây mưa cùng cậu bé Vili chính là Mary.
Ba ngày sau, Mary lại ra tòa trong dáng vẻ thiểu não. Bà chánh án giận dữ, y án cũ ở khung nặng nhất 7,5 năm tù trong nhà tù tội phạm nữ bang Washington. Và lập tức các quản giáo phát hiện thêm một sự kiện động trời nữa: nàng lại nhận một cái bầu thứ hai từ cậu học trò. Tháng 10/1998, nàng sinh cô bé da đen trong tù, mang tên Georgia Alexis.
Trong tù, Mary Kay khai thác chuyện tình "ly kỳ" của mình, viết một quyển hồi ký đứng tên chung với cậu học trò, mang tên Tội duy nhất là yêu, trong đó biến mình thành một Juliet và chàng thành Romeo.
Các nhà xuất bản Mỹ đã từ chối in quyển hồi ký của Mary vì cho rằng đó là câu chuyện vô luân, nhưng một nhà xuất bản của Pháp lại rất sẵn lòng. Nhuận bút 200.000 USD được chuyển về nuôi 2 đứa con. Trong tù, nàng sống khép kín, không cho phép các báo chí chụp ảnh và nói về mình, tham gia các chương trình giáo dục cho tù nhân như một tình nguyện viên. Đặc biệt, nàng luôn bày tỏ nguyện vọng được ăn đời ở kiếp với chàng.
Còn chàng làm gì khi không có nàng? Năm 1999, Vili đã 16 tuổi, xuất hiện trong một buổi trình diễn Oprah Winfrey show và tuyên bố: "Tôi vẫn có kế hoạch cưới Mary. Nàng là thế giới của tôi, là cuộc đời tôi. Tôi vẫn đeo chiếc nhẫn nàng tặng và chẳng bao giờ có ý định thay nó".
Sự thật thì chàng cũng chẳng ra gì, uống rượu, bỏ học, trộm cắp xe hơi. Năm 2001 phải điều trị suy nhược thần kinh. Để xoay tiền, Vili còn kiện Trường Shorewood và đòi bồi thường 1 triệu USD vì "không ngăn chặn âm mưu... phá trinh chàng" làm mọi người cười được một trận cười nôn ruột.
Theo thông tin từ Sinh Viên Việt Nam, ngày 4/8 vừa qua, nàng được trả tự do, cánh báo chí đứng chật trước cổng nhà tù để quay phim, chụp ảnh nữ phạm nhân nổi tiếng nhất nước Mỹ này. Vili không ra đón nàng được vì điều khoản cấm tiếp xúc giữa hai người vẫn còn hiệu lực. Song ngày 6/8, theo yêu cầu của luật sư, điều luật này đã được hủy bỏ, vì xét thấy Vili đã lớn, chẳng còn nguy cơ "bị hiếp dâm".
Họ đã gặp nhau, nhưng tránh gặp mọi người, rất có thể khi gặp lại, người thực sẽ không giống người của kỷ niệm hơn 7 năm về trước. Năm 2002, Vili lúc này đã 19 tuổi nói với phóng viên báo Seattle Post-Intelligencer Reporter: "Tôi vẫn chưa yêu ai, nhưng chẳng biết trong tương lai chúng tôi có sống với nhau không. Cá nhân tôi, đã quên những xúc động đối với nàng".
Về cuộc sống hiện tại thì Vili thất nghiệp. Còn Mary, ông Gehrker, luật sư của nàng nói: "Ở bang tôi, mà chắc các bang khác cũng thế thôi, cô ta bị cấm dạy cho trẻ em. Tuy nhiên, cô ta là một giáo viên rất giỏi, tích cực tham gia chương trình giáo dục trong tù. Tôi nghĩ, dạy cho người lớn là việc làm thích hợp với cô".