Ở tuổi 28, tôi lần đầu tiên mang thai một cách thuận lợi, không có bất cứ vấn đề phiền toái hay biến chứng nào. Những lần thăm khám bác sĩ diễn ra ngắn gọn, ngọt ngào và chỉ có duy nhất một điều tôi gặp phải là chứng ợ nóng. Đương nhiên, tôi đã mong chờ mọi chuyện diễn ra trơn tru như vậy lúc tôi vượt cạn. Vì vậy, mặc dù đã nhận thức rõ về tỷ lệ sinh mổ nhưng sau 21 tiếng đồng hồ vật vã, cuối cùng tôi cũng bị đẩy xuống hành lang để sẵn sàng cho một ca mổ đẻ khẩn cấp. Đó là giây phút đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi.
Không cần nói cũng biết tôi phải cảm ơn Chúa như thế nào vì ca mổ đã kết thúc theo cách nó nên diễn ra như vậy và một cậu con trai khỏe mạnh chào đời. Nhưng tôi chưa bao giờ có thể dự đoán được "một trận lũ" cảm xúc kéo theo lại phức tạp đến vậy. Tôi ước tôi cảm thấy bình thường với việc sinh mổ như một số người, nhưng tôi đã không như vậy.

Có một thai kỳ ổn định nhưng tôi vẫn phải sinh mổ.
Trong những ngày, tuần và tháng đầu tiên sau sinh, tôi đã nghĩ rất nhiều về cách con đến với thế giới này. Tôi nghĩ về việc nó có thể kết thúc theo một cách khác nếu hàng triệu thứ xảy ra khác đi. Tôi đã tua lại tất cả những sự kiện trong tâm trí mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nghe lời bác sĩ để thai già thay vì mổ bắt con? Tôi có thể sinh con theo cách bình thường sau đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói "Không" khi họ tiêm cho tôi liều kích thích chuyển dạ Pitocin đầu tiên? Nhưng nếu tôi không mổ bắt con, điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra?
Tất nhiên, chẳng có kịch bản nào là quan trọng. Đó là những gì đã xảy ra nhưng điều đó không làm thay đổi cảm xúc áp đảo mà tôi mang theo khi tôi làm mẹ năm đầu tiên.
Tôi chắc chắn một phần là do sự thay đổi hormone "bình thường" mà nhiều phụ nữ trải qua sau khi sinh, nhưng bên cạnh niềm vui tột cùng, tôi cũng cảm thấy buồn, giận dữ và nỗi buồn đó kéo dài tới hơn hai tuần "baby blues" (hội chứng khiến phụ nữ khóc lóc, ủ rũ sau sinh). Tôi đã khóc về sự ra đời của con, và rằng đó là một chấn thương đáng sợ chứ không phải thú vị, đẹp đẽ như đáng ra nó phải thế. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã nghĩ về nó vì tôi đang ôm một đứa trẻ khỏe mạnh, hoàn hảo trong vòng tay mình.
Chu kỳ đó cứ đi rồi đến. Những suy nghĩ hợp lý ngay lập tức đi kèm với nỗi buồn vì "thời điểm" ngay khi con được sinh ra không giống như tôi đã hình dung nhiều lần trong tháng cuối thai kỳ. Thay vào đó, tôi bị bỏ lại trên bàn mổ và hỏi bất cứ ai rằng con tôi có khỏe không, rồi tự hỏi mình trông như thế nào. Tôi bị tổn thương nặng nề bởi những trải nghiệm và do đó, tôi đã từ chối cho con bú vì sợ ảnh hưởng của thuốc, thậm chí không ôm con lần đầu cho tới ngày hôm sau.
Khi cuối cùng, tôi cũng đã nhìn vào đôi mắt nhỏ của con và điều đó thật kỳ diệu, nhưng nó cũng làm trái tim tôi tan vỡ. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã đưa con ra ngoài và phải uống sữa bằng bình vài giờ sau sinh. Tôi cảm thấy như bị cướp vì ông bà đã ôm con trước khi tôi làm điều đó.
Tất nhiên, tôi hầu như không nói ra bất cứ điều gì với bất cứ ai bên cạnh chồng tôi. Đối với bạn bè, tôi đùa rằng tôi vẫn có một âm đạo hoàn toàn nguyên vẹn (một trong rất ít lợi ích của việc sinh mổ). Tôi nhún vai: "Xin lỗi" và hạ thấp người khi họ nghe kể về việc con đã sinh ra như thế nào. Tôi không quan tâm như thể nó đã không thành vấn đề.
Phải mất gần một năm để tôi thực sự chấp nhận điều đó, để cho nỗi đau và nỗi buồn phai mờ và để thuyết phục bản thân mình rằng nó đã ổn, rằng tôi đã ổn với nó. Cuối cùng, tôi đã tin tưởng nó khi tôi nói rằng không có vấn đề gì về việc con tôi đã sinh ra như thế nào, bởi vì con đã ở đây, khỏe mạnh, vẫn sống và tôi cũng vậy. Có thể đó không phải là trải nghiệm tôi tưởng tượng hay dự đoán được nhưng sự ra đời của con vẫn là ngày đặc biệt, quan trọng nhất cuộc đời của tôi suốt 30 năm qua.
Và ngay cả bây giờ, khi tôi đoán trước được sự ra đời của đứa con thứ 2 của mình, tôi cũng đã thấy bình an với thực tế rằng tôi vẫn không có kinh nghiệm sinh nở mà tôi mong đợi - và điều đó ổn. Bởi vì bây giờ tôi biết rằng, với thời gian, một ngày nào đó cuối cùng sẽ được thay thế bằng những ngày vui, những cột mốc và ký ức tỏa sáng rực rỡ hơn bất cứ nỗi buồn nào có thể.
Lauren Turner