Tiêu xài quá tiềm năng đã khiến nước Anh sống trong "nợ sinh thái". Một khách hàng rời siêu thị Tesco ở trung tâm London ngày 12/4. |
"Ngày mang nợ" này được Tổ chức "Quỹ nền kinh tế mới" có trụ sở tại London (New Economics Foundation, NEF), tính trên giả thiết: 60 triệu dân Anh chỉ dựa hoàn toàn vào tài nguyên của mình nên từ ngày 16/4 vừa qua, mức tiêu dùng của họ đã vượt quá nguồn tài nguyên đất nước có thể đảm đương. Lần "phá sản" này được cảnh báo là đã đến sớm hơn mọi năm. Ví dụ năm 1961, ngày mang nợ là từ 9/7, năm 1981 từ 14/5...
Ở quy mô thế giới, ngày thế giới xài cạn kiệt tài nguyên của mình trong năm nay sẽ là vào 23/10. Và nếu nhân loại tiêu thụ bằng với nhịp độ của nước Anh thì Trái đất chỉ có thể nuôi sống và sưởi ấm nhân loại đến năm 1961! May là nhiều nước còn tằn tiện nguồn lực của mình.
Anh không phải là quốc gia duy nhất lâm vào cảnh nợ sinh thái này. Theo NEF, năm nay nước đầu tiên mắc "nợ sinh thái" là Hà Lan và Nhật (vào 2 và 3/3), tiếp đó là Italy (13/4), tháng năm sẽ đến lượt Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, tháng 6 là Đức. Cuối cùng là Australiavà Slovakia vào tháng 11.
Nợ quốc gia, nợ vốn vay nước ngoài, giờ lại thêm nợ sinh thái. VN chưa bị nêu tên trong danh sách xài cạn kiệt nguồn tài nguyên của mình, nhưng có lẽ cũng đang nhích dần tới ngày đó khi "đùng một cái", người Việt một ngày thức dậy bàng hoàng với món nợ 2 tỷ USD/năm cùng nỗi lo nạn tham nhũng, quản lý yếu kém.
Khi những nước lớn bắt đầu xài vào tài nguyên của những nước còn lại, Trái đất càng trở nên quá chật, quá nhỏ, quá mỏng manh. Còn lại những dầu, những than, những mỏ quặng ít ỏi và quýbáu của mình, còn năng lực sáng tạo của người Việt vẫn chưa khai thác hết... Nhưng nếu không chấm dứt tham nhũng, nếu tiếp tục quản lý không hiệu quả, người dân chưa kịp ấm no đã phải mắc nợ mai sau.
(Theo Tuổi Trẻ)