
Sau 15 năm ra mắt, 'Sex and the City 2' giữ vững ngôi vương bộ phim có chi phí đầu tư phục trang đắt đỏ nhất thế giới. Theo ghi chép của tổ chức kỷ lục thế giới Guinness World Records, tác phẩm chi 10 triệu USD cho mỗi người trong bốn nữ chính. Riêng Sarah Jessica Parker (vai Carrie Bradshaw) có 41 lần thay đổi outfit trên phim.
Sau 15 năm ra mắt, 'Sex and the City 2' giữ vững ngôi vương bộ phim có chi phí đầu tư phục trang đắt đỏ nhất thế giới. Theo ghi chép của tổ chức kỷ lục thế giới Guinness World Records, tác phẩm chi 10 triệu USD cho mỗi người trong bốn nữ chính. Riêng Sarah Jessica Parker (vai Carrie Bradshaw) có 41 lần thay đổi outfit trên phim.

Thời trang cao cấp là một phần không thể thiếu của loạt phim 'Sex and the City', bốn nữ chính 'phủ' hàng hiệu mỗi lần hiện diện. Phần 2 của phim được ghi nhận nâng cấp tủ đồ so với phần đầu ra mắt năm 2008.
Thời trang cao cấp là một phần không thể thiếu của loạt phim 'Sex and the City', bốn nữ chính 'phủ' hàng hiệu mỗi lần hiện diện. Phần 2 của phim được ghi nhận nâng cấp tủ đồ so với phần đầu ra mắt năm 2008.

Trong bom tấn 'Spectre' (chiếu năm 2015), điệp viên James Bond của tài tử Daniel Craig có tổng giá trị trang phục, phụ kiện ít nhất 56.220 USD, được ghi nhận là nhân vật có tạo hình đắt nhất màn bạc đến nay.
Anh có ít nhất bốn bộ vest ba mảnh Tom Ford được thiết kế riêng, trị giá 3.805 - 4.881 USD mỗi bộ; một chiếc áo khoác da lộn Matchless Craig Blouson giá 1.248 USD và một chiếc đồng hồ Omega Seamaster 300 phiên bản giới hạn 6.871 USD.
Trong bom tấn 'Spectre' (chiếu năm 2015), điệp viên James Bond của tài tử Daniel Craig có tổng giá trị trang phục, phụ kiện ít nhất 56.220 USD, được ghi nhận là nhân vật có tạo hình đắt nhất màn bạc đến nay.
Anh có ít nhất bốn bộ vest ba mảnh Tom Ford được thiết kế riêng, trị giá 3.805 - 4.881 USD mỗi bộ; một chiếc áo khoác da lộn Matchless Craig Blouson giá 1.248 USD và một chiếc đồng hồ Omega Seamaster 300 phiên bản giới hạn 6.871 USD.

Bộ đầm đỏ đính sequin Ginger Rogers mặc trong 'Lady in the Dark' (1944) giữ kỷ lục trang phục thiết kế riêng cho phim giá trị cao nhất. Ở thời điểm phim ra mắt, bộ váy có giá 35.000 USD, quy đổi theo giá trị lạm phát tương đương 620.000 USD vào năm 2023.
Thiết kế có hai phiên bản: một bộ cồng kềnh để quay các cảnh cận hoặc khi diễn viên không hoạt động nhiều, một bộ làm nhẹ hơn. Bộ đồ được kết hợp bởi một chiếc áo khoác lông chồn, áo liền quần bó sát và một chiếc váy khoét ngực, xẻ đùi.
Bộ đồ liền thân đính kết hàng nghìn viên ngọc giả và kim sa khâu thủ công thành các họa tiết xoáy tinh xảo, kéo dài xuống đến đầu ngón tay của đôi găng tay liền khối.
Bộ đầm đỏ đính sequin Ginger Rogers mặc trong 'Lady in the Dark' (1944) giữ kỷ lục trang phục thiết kế riêng cho phim giá trị cao nhất. Ở thời điểm phim ra mắt, bộ váy có giá 35.000 USD, quy đổi theo giá trị lạm phát tương đương 620.000 USD vào năm 2023.
Thiết kế có hai phiên bản: một bộ cồng kềnh để quay các cảnh cận hoặc khi diễn viên không hoạt động nhiều, một bộ làm nhẹ hơn. Bộ đồ được kết hợp bởi một chiếc áo khoác lông chồn, áo liền quần bó sát và một chiếc váy khoét ngực, xẻ đùi.
Bộ đồ liền thân đính kết hàng nghìn viên ngọc giả và kim sa khâu thủ công thành các họa tiết xoáy tinh xảo, kéo dài xuống đến đầu ngón tay của đôi găng tay liền khối.

Bộ trang phục trong phim được bán đấu giá cao nhất thế giới gắn liền huyền thoại Marilyn Monroe trong phim 'The Seven Year Itch' (chiếu năm 1955). Năm 2011, chiếc váy này được bán với giá 4,6 triệu USD tại Beverly Hills Auction, California, Mỹ. Thiết kế xẻ ngực, hở lưng và vai, có tà váy thướt tha, tạo nên khoảnh khắc kinh điển Marilyn Monroe giữ váy khỏi bị gió thổi tốc.
Bộ trang phục trong phim được bán đấu giá cao nhất thế giới gắn liền huyền thoại Marilyn Monroe trong phim 'The Seven Year Itch' (chiếu năm 1955). Năm 2011, chiếc váy này được bán với giá 4,6 triệu USD tại Beverly Hills Auction, California, Mỹ. Thiết kế xẻ ngực, hở lưng và vai, có tà váy thướt tha, tạo nên khoảnh khắc kinh điển Marilyn Monroe giữ váy khỏi bị gió thổi tốc.

Guinness World Records ghi nhận Norma Shearer là diễn viên mặc bộ trang phục nặng nhất lịch sử điện ảnh. Trong cảnh đám cưới ở phim lịch sử 'Marie Antoinette' (năm 1938), nhà thiết kế Gilbert Adrian chuẩn bị bộ váy mô phỏng trang phục mặc trong cung điện của Vua Louis XVI. Thiết kế sử dụng hơn 457 m vải lụa satin trắng, thêu tay chỉ bạc và viền bằng hạt ngọc trai. Khi kết hợp với khung thép crinoline và 10 chiếc váy lót, toàn bộ trang phục nặng 49,9 kg.
Norma Shearer vóc dáng thanh mảnh, cao khoảng 1,52 m, được cho là nhẹ hơn cả bộ phục trang của mình. Quá trình quay phim, bà mặc 35 bộ trang phục, nhiều bộ trong số đó nặng hơn 25 kg.
Guinness World Records ghi nhận Norma Shearer là diễn viên mặc bộ trang phục nặng nhất lịch sử điện ảnh. Trong cảnh đám cưới ở phim lịch sử 'Marie Antoinette' (năm 1938), nhà thiết kế Gilbert Adrian chuẩn bị bộ váy mô phỏng trang phục mặc trong cung điện của Vua Louis XVI. Thiết kế sử dụng hơn 457 m vải lụa satin trắng, thêu tay chỉ bạc và viền bằng hạt ngọc trai. Khi kết hợp với khung thép crinoline và 10 chiếc váy lót, toàn bộ trang phục nặng 49,9 kg.
Norma Shearer vóc dáng thanh mảnh, cao khoảng 1,52 m, được cho là nhẹ hơn cả bộ phục trang của mình. Quá trình quay phim, bà mặc 35 bộ trang phục, nhiều bộ trong số đó nặng hơn 25 kg.

Nhập vai Eva Perón, đệ nhất phu nhân của Argentina, trong phim 'Evita' (năm 1996), danh ca Madonna thay trang phục 85 lần, đội 39 chiếc mũ,d đeo 56 đôi bông tai, chải 42 kiểu tóc. Cô trở thành diễn viên thay đồ nhiều nhất trên màn ảnh.
Nhập vai Eva Perón, đệ nhất phu nhân của Argentina, trong phim 'Evita' (năm 1996), danh ca Madonna thay trang phục 85 lần, đội 39 chiếc mũ,d đeo 56 đôi bông tai, chải 42 kiểu tóc. Cô trở thành diễn viên thay đồ nhiều nhất trên màn ảnh.

Nhà phê bình phim Roger Ebert đánh giá Madonna sử dụng thời trang, phong cách trên sân khấu để khắc họa chân dung một cựu diễn viên trở thành vợ tổng thống. Nhà báo Carol Lawson từ 'New York Times' chỉ ra phong cách thời trang của ngôi sao ca nhạc trong phim này tạo nên một trào lưu thời trang vào cuối những năm 1990.
Nhà phê bình phim Roger Ebert đánh giá Madonna sử dụng thời trang, phong cách trên sân khấu để khắc họa chân dung một cựu diễn viên trở thành vợ tổng thống. Nhà báo Carol Lawson từ 'New York Times' chỉ ra phong cách thời trang của ngôi sao ca nhạc trong phim này tạo nên một trào lưu thời trang vào cuối những năm 1990.

Với 32.000 bộ đồ, phim sử thi 'Quo Vadis?' (sản xuất năm 1951) nắm giữ kỷ lục tác phẩm điện ảnh có lượng trang phục lớn nhất. Theo Guinness World Records, đoàn phim đã dùng khoảng 47.549 m vải để may đồ, đáp ứng trang phục cho dàn diễn viên chính và 30.000 diễn viên quần chúng. Ngoài ra, phim có 15.000 đôi dép được khâu tay và 13.000 món đồ trang sức được làm thủ công.
Với 32.000 bộ đồ, phim sử thi 'Quo Vadis?' (sản xuất năm 1951) nắm giữ kỷ lục tác phẩm điện ảnh có lượng trang phục lớn nhất. Theo Guinness World Records, đoàn phim đã dùng khoảng 47.549 m vải để may đồ, đáp ứng trang phục cho dàn diễn viên chính và 30.000 diễn viên quần chúng. Ngoài ra, phim có 15.000 đôi dép được khâu tay và 13.000 món đồ trang sức được làm thủ công.

Trong vũ trụ Marvel mở rộng (MCU), Iron Man của Marvel có 58 bộ giáp, trở thành siêu anh hùng có tủ đồ lớn nhất.
Trong vũ trụ Marvel mở rộng (MCU), Iron Man của Marvel có 58 bộ giáp, trở thành siêu anh hùng có tủ đồ lớn nhất.

Người đoạt nhiều tượng vàng Oscar nhất cho hạng mục 'Thiết kế phục trang xuất sắc' là nhà thiết kế Edith Head với 8 chiến thắng trong số 35 lần được đề cử, từ năm 1949 đến năm 1973.
Edith Head được thuê làm họa sĩ phác thảo trong bộ phận phục trang tại Famous Players-Lasky (sau này là Paramount Pictures) năm 1924, tham gia 500 bộ phim trong sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ. Các biểu tượng thời trang trong điện ảnh như Grace Kelly, Audrey Hepburn và Elizabeth Taylor đều từng diện đồ do bà thiết kế trên phim.
Người đoạt nhiều tượng vàng Oscar nhất cho hạng mục 'Thiết kế phục trang xuất sắc' là nhà thiết kế Edith Head với 8 chiến thắng trong số 35 lần được đề cử, từ năm 1949 đến năm 1973.
Edith Head được thuê làm họa sĩ phác thảo trong bộ phận phục trang tại Famous Players-Lasky (sau này là Paramount Pictures) năm 1924, tham gia 500 bộ phim trong sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ. Các biểu tượng thời trang trong điện ảnh như Grace Kelly, Audrey Hepburn và Elizabeth Taylor đều từng diện đồ do bà thiết kế trên phim.

Trong khi, ngôi vị nhà thiết kế trang phục có doanh thu cao nhất tại phòng vé toàn cầu thuộc về Judianna Makovsky (giữa). Theo đơn vị quan sát doanh thu điện ảnh The Numbers, 23 bộ phim cô đảm nhận phục trang đã thu về tổng cộng hơn 11,3 tỷ USD, tính đến 20/4/2021.
Trong khi, ngôi vị nhà thiết kế trang phục có doanh thu cao nhất tại phòng vé toàn cầu thuộc về Judianna Makovsky (giữa). Theo đơn vị quan sát doanh thu điện ảnh The Numbers, 23 bộ phim cô đảm nhận phục trang đã thu về tổng cộng hơn 11,3 tỷ USD, tính đến 20/4/2021.

Phục trang có giá trị nhất trong một chương trình truyền hình là outfit của Superman trong mùa ba phim 'Adventures of Superman' (năm 1955). Bộ đồ được bán với giá 180.000 USD tại cuộc đấu giá Profiles in History ở Los Angeles, Mỹ ngày 30/9/2015.
Phục trang có giá trị nhất trong một chương trình truyền hình là outfit của Superman trong mùa ba phim 'Adventures of Superman' (năm 1955). Bộ đồ được bán với giá 180.000 USD tại cuộc đấu giá Profiles in History ở Los Angeles, Mỹ ngày 30/9/2015.
Phong Kiều (Theo Guinness World Records)