Giá trị dinh dưỡng của đu đủ
Theo Cơ sở dữ liệu Thành phần Dinh dưỡng của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan, trong 100 gram đu đủ có:
- Lượng calo: 38 calo
- Chất đạm: 0,6 g
- Chất béo: 0,1g
- Carbohydrate: 9,9 g
- Chất xơ: 1,4g
- Tổng hàm lượng đường: 6,2 g
- Tổng Vitamin A: 665 IU
- Beta-carotene: 399 mcg
- Vitamin B1: 0,03 mg
- Vitamin B2: 0,03 mg
- Axit folic: 47,3 mg
- Vitamin C: 58,3 mg
- Vitamin E: 0,30 mg
- Natri: 3 mg
- Kali: 186 mg
- Canxi: 23 mg
- Magiê: 15 mg
- Sắt: 0,3 mg
- Phốt pho: 11 mg
- Kẽm: 0,2 mg
Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, với hàm lượng gấp 5 lần chuối. Một quả đu đủ cỡ trung bình (khoảng 300 g) có thể cung cấp 224% nhu cầu vitamin C hàng ngày, bên cạnh 120 calo, 30 g carbohydrate, 5 g chất xơ, 18 g đường và 2 g protein. Đu đủ có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nó là nguồn cung cấp các chất axit pantothenic, vitamin B5, lutein có thể ức chế gốc tự do, giảm tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt và bảo vệ võng mạ, Zeaxanthin - carotenoid có tác dụng bảo vệ mắt, Lycopene có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Chỉ số đường huyết GI của đu đủ là 60, ở mức trung bình, người tiểu đường cũng có thể ăn đu đủ miễn là lượng đường trong máu được kiểm soát ổn định.
10 lợi ích hàng đầu của đu đủ
1. Tăng cường khả năng miễn dịch và chống oxy hóa: Đu đủ rất giàu vitamin C và vitamin A, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus. Đu đủ cũng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho hệ miễn dịch. Do đó, bạn có thể ăn đu đủ khi bị cảm lạnh hoặc ho để mau lại sức.
2. Chống ung thư: Các chất chống oxy hóa mạnh như beta-cà rốt và lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
3. Ngăn ngừa bệnh tim: Hàm lượng chất xơ, kali và vitamin trong đu đủ có thể ngăn ngừa bệnh tim. Đu đủ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể ngăn chặn việc tắc nghẽn mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim; axit folic có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Nồng độ homocysteine làm giảm khả năng xơ cứng động mạch, tắc mạch phổi và huyết khối.
4. Giảm lượng đường trong máu: Đu đủ rất giàu chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 1, cải thiện lượng đường trong máu và lượng lipid trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
5. Hỗ trợ tiêu hóa: Đu đủ chứa protease và papain, có thể thúc đẩy quá trình phân hủy và hấp thu protein, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. Đu đủ cũng có hàm lượng chất xơ và nước cao, giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh.
6. Bảo vệ mắt: Các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin trong đu đủ có thể bảo vệ sức khỏe của mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Vitamin C, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể bảo vệ mắt.
7. Giảm viêm: Choline giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, truyền xung thần kinh, hỗ trợ hấp thụ chất béo và giảm viêm mãn tính, cũng có thể giảm đau cấp tính, chẳng hạn như do bỏng hoặc bầm tím. Đu đủ giúp chữa lành các vết viêm và hen suyễn.
8. Duy trì sức khỏe của xương: Vitamin K có thể cải thiện sự hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe của xương và ngăn ngừa gãy xương.
9. Phục hồi da và chống lão hóa: Protease và papain trong đu đủ giúp chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng tại các vị trí bỏng; thuốc mỡ có chứa papain cũng có thể điều trị vết loét; vitamin C và lycopene ngăn ngừa lão hóa da.
10. Tốt cho tóc: Đu đủ chứa vitamin A, giữ ẩm cho tóc.
Ai không thể ăn đu đủ?
1. Người bụng lạnh, cơ thể suy nhược: Đu đủ có nhiều nước nên người bụng lạnh, cơ thể yếu không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
2. Phụ nữ mang thai: Đu đủ xanh chứa hàm lượng mủ cao, gây nguy cơ sinh non hoặc sảy thai; thành phần papain trong đu đủ cũng có thể làm hỏng một số màng trong cơ thể rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
3. Người bị dị ứng: Đu đủ rất giàu mủ tự nhiên, dễ gây dị ứng. Các dấu hiệu dị ứng mủ đu đủ bao gồm nổi mề đay, ngứa, nghẹt mũi, thở khò khè và tức ngực. Ngoài ra, papain cũng có thể gây dị ứng, với các triệu chứng bao gồm sưng tấy, chóng mặt, nhức đầu, ngứa, phát ban và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
4. Người có chức năng thận kém. Những người cần chú ý đến lượng kali nạp vào, chẳng hạn như bệnh nhân chạy thận và bị tăng kali máu, không nên ăn đu đủ.
Hằng Trần (Theo Common Health)