![]() |
Họa sĩ Lê Thiết Cương. |
- Cảm giác của anh bây giờ khi nhìn lại những tác phẩm của mình những năm 90 lúc bắt đầu nghiên cứu đạo Phật?
- Năm 1990 là mốc chuyển, bắt đầu vẽ kiểu tối thiểu nhưng vẫn còn bị "chấp" vào khoảng trống.
- 42 tuổi nhưng anh hiện vẫn được liệt vào hàng các hoạ sĩ trẻ. Điều đó có là động lực để anh vẽ hăng hơn?
- Vẽ nhiều hay ít không phụ thuộc vào trẻ hay già. Ngày trước vẽ nhiều, khoảng 10-15 tranh/tháng (khổ bé 30x20cm) và tháng 6 tới, tôi cũng có triển lãm riêng.
- Có bao giờ anh tự tìm hiểu tại sao có người lại bỏ hàng nghìn USD để mua tranh của mình?
- Tôi luôn tự hỏi họ mua tranh của mình để làm gì? Nhưng mình mua tranh của người khác thì mình giải thích được: là vì mình thích cái mình không làm được.
- Các nhà phê bình mỹ thuật, hoạ sĩ Việt Nam và nước ngoài không ngần ngại chỉ ra sự ảnh hưởng rõ rệt trong tranh của anh ở một số hoạ sĩ nổi tiếng thế giới, vậy còn bao nhiêu phần trăm là ý tưởng thật của anh trong mỗi tác phẩm?
- Nghệ sĩ đi từ mình ra bên ngoài rồi trở về mình chứ không phải đi qua ngoài rồi quên không về mà ở luôn lại đó. Hiện tại có 13962% Lê Thiết Cương trong tranh Lê Thiết Cương (13/9/1962 là ngày sinh của tôi)
- Nếu bây giờ tranh của mình không còn bán chạy nữa anh sẽ làm gì?
- Tôi tìm lối thoát bằng việc làm gốm và làm design.
- Nhiều người nói "Tôi vẽ cho chính tôi", nhưng lại muốn áp đặt cái tôi ấy lên "số đông", khoa trương nó, rồi họ lại ngụy biện: "tôi muốn mọi người chia sẻ "cái tôi của tôi". Anh nghĩ sao về cách nói này?
- Có nhiều con đường. Mỗi người một đường. Phúc ai phận nấy. Không bao giờ nên áp đặt lối vẽ của mình cho người khác. Còn sự chia sẻ trong mối quan hệ tác giả-tác phẩm-côngchúng là tự nhiên và tự thân.