Theo phong tục truyền thống, lễ ăn hỏi là nghi thức không thể thiếu, mang ý nghĩa thông báo với gia đình, họ hàng về đám cưới sẽ diễn ra. Đối với người Việt, lễ ăn hỏi gần như đính hôn của người phương Tây. Không chỉ các đôi uyên ương sống trong nước gìn giữ nét đẹp văn hóa của lễ ăn hỏi, mà nhiều cô dâu chú rể Việt sống ở nước ngoài cũng tổ chức lễ ăn hỏi truyền thống với đủ các trình tự cơ bản cần có như:
- Nhà trai mang mâm tráp tới nhà gái như một lời xin phép chính thức để đôi uyên ương sớm nên vợ nên chồng.
- Sau khi gia đình hai nhà cùng mở mâm tráp coi như lời đồng ý, chú rể đón cô dâu từ trong phòng riêng để đôi uyên ương mới ra chào hỏi họ hàng và thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
- Cuối cùng, cô dâu chú rể sẽ được gia đình hai bên trao tặng những món quà cho đám cưới.
Mời bạn điểm lại các nghi thức truyền thống qua phóng sự ảnh về lễ ăn hỏi của người Việt xa xứ:
Trước giờ đã chọn, chú rể và gia đình nhà trai tới trước cửa nhà gái để chuẩn bị lễ xin dâu. |
Chú rể là người cầm tráp lễ đen tới nhà gái. |
Để lễ ăn hỏi thêm truyền thống, chú rể diện khăn đóng áo dài với hoa văn rồng phượng. |
Tùy theo từng gia đình Việt kiều có quê hương ở miền Nam hay miền Bắc mà số lượng mâm tráp chẵn hay lẻ. Dù bao nhiêu tráp, các lễ vật đều được phủ vải đỏ và dán chữ hỷ truyền thống. |
Gia đình hai bên cùng mở mâm tráp. |
Sau khi nhà gái nhận tráp lễ và mở màn lễ ăn hỏi bằng các bài phát biểu ngắn, cô dâu sẽ được ra chào khách khứa, họ hàng. |
Cô dâu chú rể cùng thắp hương ở bàn thờ tổ tiên. |
Tráp lễ đen và khay nước để cô dâu chú rể mời cha mẹ, họ hàng. |
Trong lễ ăn hỏi, chú rể cũng sẽ trao nhẫn đính hôn cho cô dâu bởi nghi lễ truyền thống của người Việt tương tự như lễ đính hôn của người phương Tây. |
Chú rể xúc động trao nhẫn cho cô dâu. |
Gia đình hai nhà cũng trao tặng quà cho con gái để chuẩn bị cho đám cưới. |
Sau phần trao quà, cô dâu chú rể sẽ mời bố mẹ, họ hàng dùng trà để thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng. |
Đôi uyên ương cũng không quên ghi lại những hình ảnh đẹp trong lễ ăn hỏi. |
Linh Phạm
Ảnh: Briankhang