Phan Mạnh Tân
Làm bố của người ta là... sướng nhất trần đời. Làm bố người ta nghĩa là anh phải có trách nhiệm nuôi dưỡng "một-con-người". Cái ông nhà văn Gorki đã viết hẳn một truyện ngắn Một con người ra đời, để ca ngợi con người.
Nhân loại đã, đang và sẽ gánh trên vai mình số phận của bản thân. Cần phải gánh vác một cách vui vẻ, hết mình, đầy trách nhiệm và đặc biệt phải... thi vị. Không sống được như thế chẳng phải lãng phí cuộc sống lắm sao? Nghe nói trong tiếng Nga, "Gorki" nghĩa là cay đắng. Một nhà văn lấy "cay đắng" làm bút danh thì ắt hẳn điều ông ta viết cũng đáng đọc và suy nghĩ.
Anh nghĩ về những người cha anh tiếp xúc nhiều nhất mà có lẽ là hiểu rõ nhất: bố và ông nội anh. Ngày xưa ông nội nuôi dạy bố như thế nào nhỉ? Có đánh bố ầm ầm mỗi khi bố trốn ngủ trưa đi thả diều, mắng bố ầm ĩ khi bố tụt hạng trong lớp hay nhéo tai khi bố viết thư "tỏ tình" con nhỏ lớp 5A kế bên? Tới lượt mình thì anh có đánh con không nhỉ?
Ông nội, bố anh và anh từng là ba "thì" của thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai. Để rồi giờ đây, thời gian phủ định qua từng ngày, anh sắp thành quá khứ còn bố anh thì sắp trở thành điều quên lãng. Và đến lượt mình, anh từng ngày trở thành bố, cũng từng ngày đi vào trống vắng lãng quên.
Targo đã rất sâu sắc khi nói: "Con cái không chỉ là con cái mà còn là tương lai, là giấc mơ của cha mẹ". Giấc mơ ấy thật êm đềm và ngọt ngào, phải vậy không?
Vài nét blogger:
Thường độc hành, thường độc bộ, cô đơn như một con sói lạc bầy. Tôi là ai? - Cafe chiều thứ bảy, "buồn như ly rượu đầy, không có ai cùng cạn...".
Bài đã đăng: Kinh cầu cho tuổi thơ, Chim liền cánh, cây liền cành, Nhảy, nhảy, nhảy, Chớ đẩy xe to, Buổi chiều ngồi ngóng chuyến xe qua, Đàn ông và... nhũ, Chuyện hai mẹ con, Chị ơi, em yêu chị, Tố Như còn khóc đêm trường, Viết tặng cô hàng cà phê, Đau đớn thay phận đàn ông, Về cái sự gọi bằng 'chú', Đàn ông và may vá, Chuyện phiếm bên nồi lẩu, Ta yêu em, Sài Gòn, Ẩm thực, Hà Nội ơi, chờ ta, Viết cho thiên thần nhỏ, Ừ, thế mà vui, Chọn một ngày đi em.