Trách nhiệm nhiều khi khiến người khác bực mình
Là lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm về thành công của cả tổ chức. Không thể tránh khỏi việc có người cảm thấy bất đồng với hành động và quyết định của bạn. Những người bình thường thường cố làm cho mọi người phải thích mình. Họ luôn tránh những quyết định có vẻ “động chạm”, tránh đối đầu với những người lẽ ra cần phải đối đầu, tránh đưa ra mức thưởng chênh lệch kể cả với những thành tích khác nhau. Đơn giản, họ sợ sẽ làm mất lòng người khác.
Nhưng thực ra, những người cảm thấy tức giận vì những lựa chọn không dứt khoát, về việc đối xử cào bằng như nhau mới là những người năng động và hiệu quả nhất trong tổ chức.
Không có rắc rối không có lãnh đạo
Họ không tin rằng bạn có thể giúp họ và kết luận là bạn không quan tâm đến họ. Đây cũng là trường hợp thất bại trong việc lãnh đạo.
Nếu đây là một bài kiểm tra, chắc chắn đa số giám đốc điều hành sẽ trượt. Thứ nhất, họ thường xây dựng quá nhiều rào cản, họ cứ nghĩ rằng hỏi ý kiến nhân viên dưới quyền là việc làm ngớ ngẩn. Thứ hai, họ nuôi dưỡng quan niệm đề nghị giúp đỡ đồng nghĩa với việc hạ thấp mình, đồng nghĩa với sự yếu kém hoặc thất bại. Họ đưa ra nhiều lý do để che đậy khuyết điểm, và do đó tổ chức bị thiệt hại.
Những nhà lãnh đạo thực sự luôn gần gũi với tất cả nhân viên. Họ quan tâm đến những nỗ lực và thách thức mà nhân viên phải đối mặt. Họ tạo ra thói quen phân tích vấn đề thay cho việc đổ lỗi lẫn nhau khi tổ chức gặp sự cố.
Đừng quá tin vào các chuyên gia
Họ thiên về phân tích số liệu hơn là khả năng phán đoán.
Các công ty nhỏ và mới thành lập thường không dành thời gian cho các chuyên gia. Họ cũng không có tiền trả cho các nhà phân tích. Chủ tịch có thể trả lời điện thoại và lái xe tải khi cần. Nhân viên hoặc phải làm việc và mang lại lợi nhuận cho công ty hoặc sẽ bị sa thải.
Một số công ty khi lớn mạnh thường xuất hiện xu hướng chia chác, "dây máu ăn phần", chủ nghĩa bình quân. Người lãnh đạo thực thụ phải biết phát hiện và đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực này.
(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)