- Nhưng để tạo shock và sự đình đám, thì những gì chị không thích lại là cách các bầu show sử dụng rất nhiều. Chị thấy sao?
- Để rồi tự nhiên gắn cho người ca sĩ những danh hiệu ăn theo giống Mỹ Tâm 2 như tôi vậy sao? Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao thời gian đó nhiều người cho tôi là Mỹ Tâm 2, trong khi tôi tư giọng hát đến hình thể, phong cách không hề giống Mỹ Tâm? Vậy sự đình đám đó liệu có quá phô trương nhưng rỗng ruột không?
Ca sĩ Nghi Văn. |
- Người ta nói bởi chị làm với bầu Oanh, và giới trong nghề ai cũng biết sự nổi tiếng của Mỹ Tâm có phần không nhỏ bởi sự dìu dắt của bầu Oanh. Chị có thể nói gì?
- Lúc tôi làm việc với chị Oanh, chị ấy có một vài quy định rất khắt khe kiểu như phải xuất hiện như thế nào, nói chuyện ra sao theo kiểu một ngôi sao ca nhạc. Trong khi tôi đứng trên sân khấu còn run lẩy bẩy vì chưa quen thì làm sao có thể làm được những điều như chị Oanh yêu cầu.
- Lý do nào khiến hai người không còn làm việc chung?
- Không hiểu ca sĩ thì làm sao người quản lý có thể giúp cho họ thoải mái, tự do lao động nghệ thuật được. Tôi không muốn nhắc quá nhiều đến quá khứ, bởi lúc đó một phần cũng do tôi chưa kịp chuẩn bị cho mình, chưa kịp lên tinh thần cho một lịch trình dày đặc những quy tắc của một ngôi sao. Vì thế tôi cảm thấy bị stress và đành phá vỡ hợp đồng.
- Sau khi không còn quản lý, chị lại rơi vào khoảng lặng. Vì sao vậy?
- Khi không còn làm việc với anh Khanh và chị Oanh, tôi thấy mình rất buồn và shock. Chính vì vậy, tôi không còn hưng phấn cũng như tinh thần để hát. Có lúc tôi định đi học lại, nhưng rồi những lúc nằm ở nhà lại thèm hát. Xem TV thấy các anh chị, đồng nghiệp được hát, tôi lại thấy "tưng tức" trong người. Và thêm một lần nữa, tôi dẹp hết chuyện học hành sang một bên dù giấy tờ chỉ còn chờ ngày đi.
- Chị gặp những khó khăn gì khi phải tự mình lo lắng mọi việc trong hoạt động ca hát?
- Đi hát, tìm bài để hát không gây nhiều khó khăn cho tôi, bởi trước khi đi học tôi cũng đã hát hai năm rồi. Nhưng cái khó là tôi không có định hướng, phải bơi theo những trào lưu để rồi vừa lo sợ đánh mất mình, vừa sợ khán giả không thích. Có người quản lý, họ sẽ nhìn thấy và lên kế hoạch mình phải làm gì kế tiếp. Còn hiện tại tôi chỉ biết thụ động chờ mà bơi thôi. Tính tôi lại không thích như vậy. Nếu cứ tiếp tục như thế, tôi sẽ giậm chân tại chỗ, không tiến mà có khi còn bị lùi nữa.
- Đến giờ này, chị nghĩ sao về mối quan hệ với những người quản lý trước?
- Lúc chia tay dĩ nhiên không vui vẻ gì rồi. Vả lại bây giờ ai cũng có việc riêng, làm sao có thể giúp mình nhiệt tình như trước kia. Mà thiệt tình, tôi cũng không muốn làm việc lại với những người cũ vì có một số lý do cá nhân. Đương nhiên có một người quản lý bên cạnh là điều mà ca sĩ nào cũng mong. May mắn có người quản lý giỏi, hiểu mình thì công việc sẽ dễ dàng, thoải mái hơn.
- Nhưng nếu xác định cho mình thế mạnh thì cứ tiếp tục đi thôi. Giống như các giọng ca đàn chị khác, họ đâu cần có quản lý. Chị nghĩ sao?
- Nhạc Việt của mình không có những thể loại tách biệt như thế giới. Chúng ta là sự trộn chung. Sở trường của tôi là ballad, vì tôi dễ dàng gửi tâm trạng của mình vào đó khi hát. Tuy nhiên, để hát được ballad ở khắp mọi nơi là điều vô cùng khó. Những đàn chị Phương Thanh, Thanh Lam, Hồng Nhung đã có chỗ đứng nên phát huy cái đã có để ổn định vị trí của họ mà thôi. Nhưng với tôi, một ca sĩ trẻ thì phải khác.
- Khác tức là phải theo thị trường, theo dòng cuốn của những ca khúc dễ nghe rồi mau chán?
- Không đến mức ấy, nhưng cũng phải đập vào tai họ ngay từ những lần nghe đầu tiên. Tôi thích những ca khúc có giai điệu đẹp nhưng phải gây ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu tiên, ca từ phải đạt được thẩm mỹ của một ca khúc.
Bản thân tôi thấy cách nghe nhạc của mình thay đổi nhưng theo chiều hướng dễ dãi hơn. Trước đây tôi có thể nghe Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung và nuốt trọn một album của họ, nhưng bây giờ thì không thể. Album gần đây tôi thích nghe đó là tiếng hát Lệ Quyên, nhưng nhiều người nói nó hơi nghiêng về thị trường. Vì thế tôi nghĩ với nhịp sống nhanh, hiện đại như hiện nay, khán giả nghe nhạc dễ dãi hơn bởi thời gian dành cho thư giãn, nghe nhạc không nhiều.
- Chị nghĩ sao nếu người ta tách riêng từng thể loại nhạc với mong muốn làm cho âm nhạc VN chuyên nghiệp hơn?
- Đối với âm nhạc nước ngoài, điều đó đúng. Nhưng đối với nhạc Việt Nam điều đó hoàn toàn sai. Bản thân tôi thấy chúng ta cần "thập cẩm" để sống vì khán giả cũng là những người "thập cẩm".