Dự án 'Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm', do UBND phường Trúc Bạch triển khai, mang đến không gian trưng bày và trải nghiệm văn hóa ẩm thực Hà Nội. Toa tàu nằm tại ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, trong khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), mở cửa miễn phí từ 15h-22h hàng ngày.
Dự án được triển khai dựa trên ý tưởng về một chuyến tàu điện tiếp nối di sản của 5 tuyến tàu điện mặt đất Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991.
Dự án 'Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm', do UBND phường Trúc Bạch triển khai, mang đến không gian trưng bày và trải nghiệm văn hóa ẩm thực Hà Nội. Toa tàu nằm tại ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, trong khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), mở cửa miễn phí từ 15h-22h hàng ngày.
Dự án được triển khai dựa trên ý tưởng về một chuyến tàu điện tiếp nối di sản của 5 tuyến tàu điện mặt đất Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991.
Không gian hoài cổ này gồm hai tầng: tầng một trưng bày các hiện vật thời bao cấp, tầng hai dành cho du khách thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh.
Không gian hoài cổ này gồm hai tầng: tầng một trưng bày các hiện vật thời bao cấp, tầng hai dành cho du khách thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh.
Bên trong tầng một của tàu điện, một căn bếp xưa được tái hiện chân thực, phản ánh cuộc sống hàng ngày của người Hà Nội thời bao cấp, với những vật dụng quen thuộc như với nồi chảo gang, cối, phích nước, bếp củi...
Bên trong tầng một của tàu điện, một căn bếp xưa được tái hiện chân thực, phản ánh cuộc sống hàng ngày của người Hà Nội thời bao cấp, với những vật dụng quen thuộc như với nồi chảo gang, cối, phích nước, bếp củi...
Những hiện vật được người dân địa phương sưu tầm hoặc đóng góp, mang đến không gian đậm chất hoài niệm và gần gũi.
Những hiện vật được người dân địa phương sưu tầm hoặc đóng góp, mang đến không gian đậm chất hoài niệm và gần gũi.
Bếp nấu dùng củi hoặc rơm rạ, thường có kiềng ba chân bằng gang hoặc sắt để đặt nồi. Một số gia đình sử dụng kiềng dài để đặt cùng lúc hai hoặc ba nồi.
Bếp nấu dùng củi hoặc rơm rạ, thường có kiềng ba chân bằng gang hoặc sắt để đặt nồi. Một số gia đình sử dụng kiềng dài để đặt cùng lúc hai hoặc ba nồi.
Gác bếp thường được tận dụng để treo bắp ngô, bó tỏi, hoặc hành.
Khi chưa có tủ lạnh hay tủ bếp hiện đại, mỗi gia đình đều có một cái chạn bằng gỗ hoặc tre.
Chạn chứa bát đĩa, đũa thìa, trong khi gầm chạn lưu trữ nồi niêu xoong chảo ít dùng và ngăn trên cùng dùng để lưu trữ thức ăn chưa sử dụng hết.
Chạn chứa bát đĩa, đũa thìa, trong khi gầm chạn lưu trữ nồi niêu xoong chảo ít dùng và ngăn trên cùng dùng để lưu trữ thức ăn chưa sử dụng hết.
Mâm cơm thời bao cấp có loại làm từ gỗ, nhôm hoặc khay sắt viện trợ từ Liên Xô hay Trung Quốc. Bữa cơm của người Việt thường được sắp xếp gọn trên mâm. Mâm cơm thời đó thường có cơm độn khoai sắn, bo bo, vài hạt muối, rau hoặc có thêm cá khô, trứng.
Mâm cơm thời bao cấp có loại làm từ gỗ, nhôm hoặc khay sắt viện trợ từ Liên Xô hay Trung Quốc. Bữa cơm của người Việt thường được sắp xếp gọn trên mâm. Mâm cơm thời đó thường có cơm độn khoai sắn, bo bo, vài hạt muối, rau hoặc có thêm cá khô, trứng.
Những món ăn một thời được nhiều người yêu thích như cơm nguội nước phở hay bia được đựng trong cốc bằng thủy tinh xanh... mang đến cảm giác hoài niệm cho du khách.
Những món ăn một thời được nhiều người yêu thích như cơm nguội nước phở hay bia được đựng trong cốc bằng thủy tinh xanh... mang đến cảm giác hoài niệm cho du khách.
Các phiếu mua lương thực, phiếu phân phối hàng hóa, sổ mua lương thực, giấy mua thịt heo và thẻ ra vào cửa hàng ăn uống quốc doanh được trưng bày một cách rõ ràng, giúp du khách dễ dàng hiểu về cách thức mua hàng trong thời kỳ khó khăn.
Các phiếu mua lương thực, phiếu phân phối hàng hóa, sổ mua lương thực, giấy mua thịt heo và thẻ ra vào cửa hàng ăn uống quốc doanh được trưng bày một cách rõ ràng, giúp du khách dễ dàng hiểu về cách thức mua hàng trong thời kỳ khó khăn.
Bên ngoài bố trí khu bảng tin, được làm từ gỗ và khoá sắt với dòng chữ 'Không có gì quý hơn độc lập - tự do'. Bên cạnh là vòi nước sạch thời bao cấp, từng được đặt ở các phố để người dân lấy nước sử dụng.
Bên ngoài bố trí khu bảng tin, được làm từ gỗ và khoá sắt với dòng chữ 'Không có gì quý hơn độc lập - tự do'. Bên cạnh là vòi nước sạch thời bao cấp, từng được đặt ở các phố để người dân lấy nước sử dụng.
Một góc Hà Nội xưa được tái hiện với những chiếc xe đạp Phượng Hoàng 2 và cột điện sắt nguyên bản.
Tùng Đinh