![]() |
SEA Games 22 được người dân ủng hộ hết mình. Ảnh: Lan Anh |
Vì thế, Campuchia xin được miễn đăng cai SEA Games 26 vào năm 2011 theo đúng nguyên tắc luân phiên của 11 nước thành viên Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á. Tuy nhiên, Campuchia hứa sẽ nhận lại vai trò này khi đến lượt đợt sau vào năm 2020.
Campuchia từng từ chối tổ chức SEA Games 22 năm 2003 với lý do sân vận động Olympic trung tâm tại Phnom Penh xây dựng từ những năm 1950 bị chiến tranh tàn phá nay vẫn chưa được trùng tu. Còn về thành tích thể thao của Campuchia trong các SEA Games gần đây thì luôn đứng áp chót, chỉ trên Brunei và sau này là Đông Timor. Như thế sau SEA Games 24 và 25 (năm 2007, 2009) do Thái Lan và Lào tổ chức, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ phải họp để giải quyết vai trò chủ nhà SEA Games 26: Hoặc hỗ trợ kinh phí cho Campuchia đừng bỏ cuộc hoặc kêu gọi các nước khác thế chỗ.
Trước thông tin này, Phó Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Trọng Hỷ cho rằng Việt Nam đủ khả năng tổ chức SEA Games, đăng cai thêm một lần nữa hoàn toàn không có vấn đề gì. Hơn nữa, một quốc gia muốn đăng cai một đại hội lớn hơn thì việc thực tập qua một vài SEA Games là chuyện cần thiết.
Ông Hỷ nói: "Trước khi chúng ta xin đăng cai ASIAD 2018 thì cũng nên tổ chức một-hai SEA Games nữa để rèn luyện thêm. Chính vì thế, khi xin đăng cai ASIAD 2018 thì Việt Nam cũng đề nghị tổ chức Indoor Games 2009. Cơ sở vật chất và kinh nghiệm của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu. Tất nhiên, đó mới chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, trước khi đi đến quyết định, UBTDTT còn phải trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi sẽ đưa ra bàn bạc vấn đề này trong cuộc họp của lãnh đạo ngành TDTT, khi Campuchia chính thức đề đạt ý định rút lui".
(Theo Lao Động)