Nhưng thực tế không phải người chồng nào cũng biết. Tốt nhất là người vợ phải biết tự "phòng bệnh hơn chữa bệnh" nếu lỡ rơi vào cảnh tắt lửa.
Làm việc quá sức
Khi công việc quá tải, thời gian tâm trí dồn hết cho một việc nào đó khiến người phụ nữ trở nên kiệt sức nên khi gần gũi chồng họ không muốn gì, khi chồng đòi hỏi thì họ đáp ứng chiếu lệ, không hứng thú, không cảm xúc... Nếu điều này lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tháng tức là bạn đã bị lãnh cảm.
Cho nên để phòng ngừa bạn đừng bao giờ để mình rơi vào sự kiệt sức, phải làm việc, nghỉ ngơi ăn uống hợp lý và dành thời gian cho chồng.
Sau khi sinh con
Cơn vượt cạn đầy vất vả khiến cho người phụ nữ thường sợ chuyện chăn gối, cộng với tâm lý tập trung cao độ để chăm sóc, yêu thương đứa con bé bỏng nên người vợ có lúc quên mất chồng và thấy mình có quyền từ chối chuyện ân ái.
Chưa kể họ còn nghĩ rằng "kiêng cữ" lâu dài thì mới có lợi cho sức khoẻ mà quên rằng nếu bị "bỏ đói" lâu ngày, người chồng có thể đi "ăn vụng" và khám phá ra ở đâu đó có "đặc sản" thì sẽ nguy hiểm và rất vất vả cho bạn khi tìm cách để chàng về với "bữa cơm gia đình".
Trừng phạt chồng
TGPN, tờ tạp chí dành cho những người phụ nữ hiện đại cho rằng, có những người vợ "trừng phạt" những lỗi lầm của chồng bằng cách "cấm vận" chuyện ái ân. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Không nên dùng "chuyện ấy" để thưởng phạt nhau. Sự "cấm vận" kéo dài khiến người chồng bực tức và tự ái, có thể dẫn đến sự thiếu kiềm chế và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Dù trong hoàn cảnh nào người vợ cũng phải tôn trọng nhu cầu ái ân của chồng và bản thân mình, phải tương tác một cách đáng yêu và nồng nhiệt. Nếu nhận ra mình bị lãnh cảm, tức là mọi ham muốn đã bị "đóng băng" mà không thể hâm nóng được thì nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để điều trị.