Đúng 19h ngày 5/5, lễ khai mạc SEA Games 32 bắt đầu diễn ra trên SVĐ Morodok Techo, ngoại ô Phnom Penh, Campuchia. Sân Morodok với sức chứa 60.000 chỗ ngồi chật kín khán giả. Tham dự buổi lễ có các quan chức cấp cao của Campuchia, đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen. Bữa tiệc âm thanh và ánh sáng bắt đầu bằng màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời sân Morodok Techo.
Đúng 19h ngày 5/5, lễ khai mạc SEA Games 32 bắt đầu diễn ra trên SVĐ Morodok Techo, ngoại ô Phnom Penh, Campuchia. Sân Morodok với sức chứa 60.000 chỗ ngồi chật kín khán giả. Tham dự buổi lễ có các quan chức cấp cao của Campuchia, đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen. Bữa tiệc âm thanh và ánh sáng bắt đầu bằng màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời sân Morodok Techo.
Khẩu hiệu của SEA Games 32 là 'Thể thao - Sống trong Hòa bình'. Đúng như tuyên bố trước đó của nước chủ nhà Campuchia, lễ khai mạc đại hội năm nay diễn ra ấn tượng ngay từ đầu. Lễ khai mạc gồm ba chương, trong đó, chương một có chủ đề 'Sự huy hoàng của Angkor', chương hai là 'Nụ cười người Khmer' và chương cuối là 'Tương lai của người Khmer'.
Khẩu hiệu của SEA Games 32 là 'Thể thao - Sống trong Hòa bình'. Đúng như tuyên bố trước đó của nước chủ nhà Campuchia, lễ khai mạc đại hội năm nay diễn ra ấn tượng ngay từ đầu. Lễ khai mạc gồm ba chương, trong đó, chương một có chủ đề 'Sự huy hoàng của Angkor', chương hai là 'Nụ cười người Khmer' và chương cuối là 'Tương lai của người Khmer'.
Sau màn thượng cờ của chủ nhà Campuchia, buổi lễ bước vào phần biểu diễn nghệ thuật, mở đầu là tiết mục 'Nguồn gốc của người Khmer' với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên cùng kỹ xảo ánh sáng tạo nên hiệu ứng lung linh, huyền ảo.
Sau màn thượng cờ của chủ nhà Campuchia, buổi lễ bước vào phần biểu diễn nghệ thuật, mở đầu là tiết mục 'Nguồn gốc của người Khmer' với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên cùng kỹ xảo ánh sáng tạo nên hiệu ứng lung linh, huyền ảo.
Chương một 'Sự huy hoàng của Angkor' còn có các tiết mục biểu diễn đặc sắc khác, mang đậm văn hoá thời Angkor, tín ngưỡng Khmer. Angkor là thời kỳ hưng thịnh của Campuchia, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ 13. Biểu tượng của thời này là ngôi đền Angkor Wat - ngày nay vẫn còn là di tích tôn giáo lớn bậc nhất thế giới.
Chương một 'Sự huy hoàng của Angkor' còn có các tiết mục biểu diễn đặc sắc khác, mang đậm văn hoá thời Angkor, tín ngưỡng Khmer. Angkor là thời kỳ hưng thịnh của Campuchia, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ 13. Biểu tượng của thời này là ngôi đền Angkor Wat - ngày nay vẫn còn là di tích tôn giáo lớn bậc nhất thế giới.
Nguồn gốc ra đời, cùng những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer, đất nước Campuchia được tái hiện sinh động trên sân khấu.
Nguồn gốc ra đời, cùng những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer, đất nước Campuchia được tái hiện sinh động trên sân khấu.
Màn biểu diễn múa kết hợp với kỹ xảo, âm thanh ánh sáng ấn tượng.
Chương hai 'Nụ cười của người Khmer' bắt đầu với màn biểu diễn của với một nữ nghệ sĩ múa cùng các em nhỏ. Các em nhỏ cầm theo những bức tranh về những nét đặc biệt của Campuchia.
Chương hai 'Nụ cười của người Khmer' bắt đầu với màn biểu diễn của với một nữ nghệ sĩ múa cùng các em nhỏ. Các em nhỏ cầm theo những bức tranh về những nét đặc biệt của Campuchia.
Chương hai mang đến những hình ảnh hiện đại hơn so với chương một, với những tiết mục múa của thế hệ trẻ, giai điệu nhạc sôi động, tươi vui hơn. Phần này thể hiện đất nước Campuchia đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no. Campuchia tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Chương hai mang đến những hình ảnh hiện đại hơn so với chương một, với những tiết mục múa của thế hệ trẻ, giai điệu nhạc sôi động, tươi vui hơn. Phần này thể hiện đất nước Campuchia đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no. Campuchia tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Chương ba 'Tương lai của Campuchia' bắt đầu với màn biểu diễn đánh trống của hàng trăm nghệ sĩ. Đan xen với màn biểu diễn trống là phần trình diễn dancesport, võ thuật, thể dục nghệ thuật, nhảy mapping với hiệu ứng laser...
Chương ba 'Tương lai của Campuchia' bắt đầu với màn biểu diễn đánh trống của hàng trăm nghệ sĩ. Đan xen với màn biểu diễn trống là phần trình diễn dancesport, võ thuật, thể dục nghệ thuật, nhảy mapping với hiệu ứng laser...
Kết thúc chương ba, đại kỷ Campuchia xuất hiện trên sân, theo sau là màn pháo hóa rực rỡ.
Màn hòa ca Bài hát chính thức của SEA Games có tên 'Niềm tự hào Campuchia' khép lại các tiết mục biểu diễn nghệ thuật của lễ khai mạc. MV ca khúc này được đăng tải trên Youtube hôm 9/4, đến nay đã thu hút được hơn 65 triệu lượt xem.
Màn hòa ca Bài hát chính thức của SEA Games có tên 'Niềm tự hào Campuchia' khép lại các tiết mục biểu diễn nghệ thuật của lễ khai mạc. MV ca khúc này được đăng tải trên Youtube hôm 9/4, đến nay đã thu hút được hơn 65 triệu lượt xem.
Tiếp đó là phần diễu hành của các đoàn tham dự SEA Games 32. Đoàn Việt Nam tham dự kỳ SEA Games lần này với hơn 700 VĐV, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng vinh dự cầm cờ diễu hành.
Tiếp đó là phần diễu hành của các đoàn tham dự SEA Games 32. Đoàn Việt Nam tham dự kỳ SEA Games lần này với hơn 700 VĐV, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng vinh dự cầm cờ diễu hành.
Phần cuối của lễ khai mạc là nghi thức thượng cờ SEA Games và các bài phát biểu của lãnh đạo Liên đoàn thể thao Đông Nam Á, đại diện nước chủ nhà Campuchia.
Phần cuối của lễ khai mạc là nghi thức thượng cờ SEA Games và các bài phát biểu của lãnh đạo Liên đoàn thể thao Đông Nam Á, đại diện nước chủ nhà Campuchia.
Lễ khai mạc khép lại với màn thắp đuốc và bắn pháo hoa. Người nhận vinh dự châm ngọn đuốc SEA Games 32 là võ sĩ taekwondo Sorn Seavmey, từng giành huy chương vàng tại Asiad 2014, huy chương vàng SEA Games 2013 và 2017. SEA Games 32 sẽ diễn ra tới ngày 17/5 với sự tham gia của hơn 6.000 VĐV tới từ 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tranh tải ở 36 môn thể thao.
Lễ khai mạc khép lại với màn thắp đuốc và bắn pháo hoa. Người nhận vinh dự châm ngọn đuốc SEA Games 32 là võ sĩ taekwondo Sorn Seavmey, từng giành huy chương vàng tại Asiad 2014, huy chương vàng SEA Games 2013 và 2017. SEA Games 32 sẽ diễn ra tới ngày 17/5 với sự tham gia của hơn 6.000 VĐV tới từ 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tranh tải ở 36 môn thể thao.
Minh Khang
Ảnh: Lâm Thỏa - Đức Đồng