1. Viết ra mọi điều đang nghĩ trong đầu. Chuyên gia tâm lý học John Duffy cho biết: "Để giảm căng thẳng, tôi viết xuống giấy những suy nghĩ, tình huống và các mối quan hệ với mọi người lẫn ý tưởng bài báo. Tôi viết và sắp xếp mọi thứ đến trong đầu. Quá trình sáng tạo này thực sự có ích bởi bạn sẽ quên mọi vấn đề. Bạn sẽ thấy nhẹ đầu hơn, từ đó căng thẳng chẳng mấy tan biến". 2. Thận trọng khi mua thực phẩm và nguyên liệu cho món ăn bạn muốn nấu. Nhà tâm lý học, cây bút kiêm nhà giáo Jeffrey Sumber thường áp dụng cách này để đương đầu với căng thẳng. "Khi cảm thấy stress, tôi thích ăn. Nhưng món ăn đó phải tốt cho sức khỏe hoặc tôi chưa từng nấu trước đấy. Tôi dành nhiều thời gian lòng vòng quanh cửa hàng, chọn nguyên liệu. Sau đó, tôi cắt các nguyên liệu cho món ăn một cách cẩn thận, chuẩn bị chế biến và từ từ thưởng thức. Tôi hay đăng thành quả của buổi nấu nướng đó lên Facebook để bạn bè ghen tị". 3. Kéo căng các cơ. Nhà tâm lý trị liệu người Mỹ, Kevin Chapman, dùng phương pháp thư giãn cơ (progressive muscle relaxation) được phát triển năm 1920. Phương pháp này có nguyên tắc đơn giản: căng hết sức và thả lỏng hoàn toàn, nghĩa là bạn phải căng cơ 10 giây, sau đó tập trung vào cảm xúc thư giãn trong 20 giây. Có tổng cộng 200 bài tập cho tất cả nhóm cơ và đừng quên chú ý tới từng nhóm. 4. Dành một tiếng cho sở thích và những gì bạn thích. Nhà tâm lý trị liệu Amy Przeworski khuyên nên dành một khoảng thời gian để làm bất cứ điều gì khiến bạn vui: đọc, vẽ, nấu ăn hay tập thể dục. Trong thời gian này, bạn hoàn toàn sống với đam mê mà không có công việc, trách nhiệm hay suy nghĩ tích cực, những điều làm bạn buồn. 5. Kích thích các dây thần kinh. Giáo sư luật Toni Bernhard gợi ý một điều bất thường nhưng hiệu quả dựa trên sinh lý học. Dùng ngón cái day môi để kích thích dây thần kinh của bạn. Cách này chạm vào các dây thần kinh trên bề mặt môi, kích thích hệ thần kinh giao cảm, giúp bạn bình tĩnh. 6. Thử nhiều phương pháp cổ điển khác. Có nhiều cách cổ điển "tống khứ" căng thẳng hiệu quả có thể bạn chưa biết. Nhà tâm lý học Deborah Serani đưa ra ví dụ về việc cô thường đáp ứng những mong muốn cơ thể mỗi khi gặp căng thẳng. "Tôi dùng mọi thứ để chạm vào cảm xúc của mình. Chẳng hạn, tôi có thể ngồi trong ôtô và nghe nhạc jazz trên radio, vẽ, thư giãn trong bồn tắm nước nóng hay thưởng thức ly trà ngon. Hà Phương Theo Brightside