Vào tối 22/2, làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đã tổ chức hội rước 'ông lợn' thu hút hàng nghìn người tham dự.
Tương truyền, lễ rước là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc, anh hùng của làng La Phù, Hà Nội, dưới thời Hùng Vương, người đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
Vào tối 22/2, làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đã tổ chức hội rước 'ông lợn' thu hút hàng nghìn người tham dự.
Tương truyền, lễ rước là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc, anh hùng của làng La Phù, Hà Nội, dưới thời Hùng Vương, người đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
Lợn được lựa chọn và chăm sóc trong vòng một năm, mỗi thôn chỉ định một gia đình để chịu trách nhiệm chăm sóc, và chi phí được cả thôn cùng góp.
Các gia chủ chăm sóc và nuôi lợn một cách cẩn thận, cung cấp cho chúng thức ăn sạch, tắm rửa hàng ngày và đảm bảo chuồng trại luôn được giữ gìn sạch sẽ. Mùa hè được quạt mát, mùa đông được mắc màn giữ ấm và chống muỗi, nhằm đảm bảo 'ông lợn' đạt trọng lượng, vóc dáng và sức khỏe tốt nhất vào ngày tế lễ.
Lợn được lựa chọn và chăm sóc trong vòng một năm, mỗi thôn chỉ định một gia đình để chịu trách nhiệm chăm sóc, và chi phí được cả thôn cùng góp.
Các gia chủ chăm sóc và nuôi lợn một cách cẩn thận, cung cấp cho chúng thức ăn sạch, tắm rửa hàng ngày và đảm bảo chuồng trại luôn được giữ gìn sạch sẽ. Mùa hè được quạt mát, mùa đông được mắc màn giữ ấm và chống muỗi, nhằm đảm bảo 'ông lợn' đạt trọng lượng, vóc dáng và sức khỏe tốt nhất vào ngày tế lễ.
Mỗi 'ông lợn'' trong lễ rước đều được trang trí với mắt và mũi giả mang đến một diện mạo lạ mắt. Ngoài ra lớp màng mỡ được sử dụng làm áo choàng.
Mỗi 'ông lợn'' trong lễ rước đều được trang trí với mắt và mũi giả mang đến một diện mạo lạ mắt. Ngoài ra lớp màng mỡ được sử dụng làm áo choàng.
Mỗi đoàn rước sẽ có ba kiệu chính gồm bàn lộc, mâm xôi và 'ông lợn'.
Lễ rước trở nên sinh động hơn với sự góp mặt của đội nhạc, kèn, trống, lân rồng...
Đông đảo người dân trong làng cùng du khách từ khắp nơi đổ về khiến con đường dẫn vào đình làng trở nên chật kín người. Hầu hết mọi người phải nhích từng chút để di chuyển.
Đông đảo người dân trong làng cùng du khách từ khắp nơi đổ về khiến con đường dẫn vào đình làng trở nên chật kín người. Hầu hết mọi người phải nhích từng chút để di chuyển.
Lễ rước lợn kéo dài gần ba tiếng, đi qua các con đường trong xóm trước khi đến đình làng.
Trong quá trình rước lễ, các tiết mục trống hội và bắn pháo được tổ chức để tạo ra không khí sôi động và phấn khích. Tiếng trống vang lên cùng với âm thanh của pháo, tạo nên sự hân hoan của lễ hội.
Trong quá trình rước lễ, các tiết mục trống hội và bắn pháo được tổ chức để tạo ra không khí sôi động và phấn khích. Tiếng trống vang lên cùng với âm thanh của pháo, tạo nên sự hân hoan của lễ hội.
Vào 21h, các 'ông lợn' được đưa vào Thành hoàng làng để tiến hành lễ tế.
Do các 'ông lợn' có trọng lượng lớn và cồng kềnh, việc đưa vào đình khá vất vả, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Những người tham gia khiêng kiệu thường là thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, mỗi kiệu cần đến hơn chục người để vận chuyển vào trong điện thánh.
Do các 'ông lợn' có trọng lượng lớn và cồng kềnh, việc đưa vào đình khá vất vả, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Những người tham gia khiêng kiệu thường là thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, mỗi kiệu cần đến hơn chục người để vận chuyển vào trong điện thánh.
Trong số 17 'ông lợn' rước quanh làng sẽ có 6 con 'ông lợn' được tuyển chọn và đưa vào gian trong của điện thánh để thực hiện lễ tế, số còn lại sẽ tiến hành lễ tế ở gian ngoài.
Lễ tế diễn ra từ 0h đến 2h sáng hôm sau. 7h sáng, toàn bộ gia đình tham gia lễ tế sẽ tiến hành mổ xẻ lợn, chuẩn bị thịt và phân phát cho những người dân quanh vùng đã đăng ký tham gia. Điều này là một phần quan trọng của nghi lễ, đồng thời cũng là cách thể hiện lòng biết ơn và sự đoàn kết của dân làng.
Trong số 17 'ông lợn' rước quanh làng sẽ có 6 con 'ông lợn' được tuyển chọn và đưa vào gian trong của điện thánh để thực hiện lễ tế, số còn lại sẽ tiến hành lễ tế ở gian ngoài.
Lễ tế diễn ra từ 0h đến 2h sáng hôm sau. 7h sáng, toàn bộ gia đình tham gia lễ tế sẽ tiến hành mổ xẻ lợn, chuẩn bị thịt và phân phát cho những người dân quanh vùng đã đăng ký tham gia. Điều này là một phần quan trọng của nghi lễ, đồng thời cũng là cách thể hiện lòng biết ơn và sự đoàn kết của dân làng.
Tùng Đinh