1. Hình thức và hương vị
Về màu sắc: Giống như tên gọi, hắc kỷ tử là một loại quả màu đen hoặc tím đậm; trong khi kỷ tử chủ yếu có màu nâu đỏ hoặc đỏ.
Về hình dạng: Hắc kỷ tử có hình tròn, mọng, một đầu có vết của cuống quả, trong khi kỷ tử đỏ có hình trụ hoặc bầu dục.
Về hương vị: Khi ngâm trong nước, hắc kỷ tử có màu tím, vị ngọt; trong khi kỷ tử đỏ có màu vàng và vị hơi chua.
2. Chất dinh dưỡng
Cả hắc kỷ tử và kỷ tử đỏ đều chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin E và beta-carotene. Những thành phần có lợi này có thể bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, nếu so sánh, hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả hắc kỷ tử thường cao hơn. Hơn nữa, hắc kỷ tử còn chứa một số khoáng chất không có trong kỷ tử đỏ như canxi, sắt, kẽm...
3. Tác dụng bảo vệ sức khỏe
Hắc kỷ tử và kỷ tử đỏ đều có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thị lực, cải thiện khả năng miễn dịch... Những tác dụng này chủ yếu do hàm lượng dinh dưỡng phong phú của nó.
Do hắc kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn nên nó có tác dụng rõ rệt hơn trong việc chống lại tác hại của gốc tự do và trì hoãn lão hóa. Đồng thời, nó còn có chức năng cải thiện giấc ngủ và bảo vệ hệ tim mạch. Còn kỷ tử đỏ có tác dụng bổ gan và cải thiện thị lực, bổ thận và bổ sung tinh chất hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ kỷ tử, điều quan trọng là phải kiểm soát liều lượng (dưới 30 g một ngày). Tiêu thụ kỷ tử quá mức có thể khiến bạn bị nóng trong và khó tiêu.
Cách ăn hắc kỷ tử
- Pha và uống khoảng 3-5 gam kỷ tử đen với nước dưới 60 độ C. Vì anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh, trong hắc kỷ tử không chịu nhiệt nên chúng sẽ bị phá hủy khi ngâm trong nước có nhiệt độ cao.
- Lấy khoảng 3-5 gam hắc kỷ tử mỗi ngày, nhai trực tiếp.
- Ngâm với rượu trắng uống sau 10 ngày, thích hợp cho người suy nhược, có các triệu chứng như chóng mặt, đau nhức thắt lưng và đầu gối, suy nhược thần kinh, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ.
Cách ăn kỷ tử đỏ
- Ngâm với nước sôi và uống sau khi đã nguội. Bạn có thể kết hợp thêm hoa cúc giúp thanh lọc gan và cải thiện thị lực.
- Nhai trực tiếp.
- Ngâm với rượu trắng và uống sau một thời gian để bồi bổ cơ thể.
- Cho thêm vào các món cháo hoặc súp hầm để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Hướng Dương (Theo 163)