Tỉnh lúc 21h đến 23h
Khung giờ này có liên hệ với hệ thống nội tiết và bạch huyết của bạn. Các hệ thống này hoạt động nhiều hơn trong thời gian này. Nếu chúng mất cân bằng, bạn có thể cảm thấy chán nản và ngủ không ngon giấc.
Ngoài việc bị tỉnh giấc vào khung giờ này, bạn có thể bị hưng cảm, có cảm giác tội lỗi, mất cân bằng hormone và rối loạn tuyến giáp. Bạn cần có một thói quen đi ngủ tốt hơn và hãy nhớ rằng 20h30 là thời gian muộn nhất bạn nên đi ngủ để đảm bảo bạn ngủ trước 23h.
Từ 23h đến 1h
Khung giờ này liên quan đến hoạt động của túi mật. Cơ quan này hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc bạn phán đoán kém, khó đưa ra quyết định, nhút nhát, rụt rè và khiến hàm lượng cholesterol cao. Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh tiêu thụ đồ uống không lành mạnh và chất béo chuyển hóa để tránh tỉnh giấc vào khung giờ này.
Từ 1h đến 3h
Trong khoảng thời gian này, gan hoạt động nhiều hơn. Nó cố gắng giải độc cơ thể của bạn và xử lý các cảm xúc trong ngày. Bạn có thể cảm thấy tức giận, ủ rũ và đau đầu khi thức dậy. Nếu bạn tiếp tục thức dậy vào thời điểm này, bạn có thể có nhiều thói quen xấu, bao gồm tiêu thụ đồ uống không lành mạnh và thực phẩm không lành mạnh, đặc biệt nếu bạn làm như vậy vào ban đêm.
Từ 3h đến 5h
Phổi hoạt động mạnh trong khung giờ này. Nếu bạn gặp vấn đề với cơ quan này, bạn có thể thở nông, đổ mồ hôi, đau ngực. Hãy thử thực hiện các bài tập thở trước khi đi ngủ, hoặc nói chuyện với một người bạn hay một nhà tâm lý học.
Từ 5h đến 7h
Ruột già hoạt động tích cực trong thời gian này. Nếu nó bị rối loạn, bạn có thể cảm thấy tâm trạng thường xuyên bực bội hơn. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ hoặc nước hơn trong chế độ ăn uống của mình.
Hằng Trần (Theo Bright Side)