Tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, vị trí trung tâm Sài Gòn xưa và cả ngày nay. Dinh thự của thương gia Hua Bon Hoa (Hứa Bổn Hòa) hay còn gọi là chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.
Tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, vị trí trung tâm Sài Gòn xưa và cả ngày nay. Dinh thự của thương gia Hua Bon Hoa (Hứa Bổn Hòa) hay còn gọi là chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.
Khởi công xây dựng từ năm 1929, hoàn tất vào 5 năm sau đó. Đây là dinh thự nổi tiếng nhất thời bấy giờ bởi sự hoành tráng theo lối kiến trúc Á - Âu kết hợp. Theo thiết kế, toàn tòa nhà có 99 cửa, bao gồm cả cửa sổ và cửa ra vào chính.
Khởi công xây dựng từ năm 1929, hoàn tất vào 5 năm sau đó. Đây là dinh thự nổi tiếng nhất thời bấy giờ bởi sự hoành tráng theo lối kiến trúc Á - Âu kết hợp. Theo thiết kế, toàn tòa nhà có 99 cửa, bao gồm cả cửa sổ và cửa ra vào chính.
Cao 3 tầng, mái lợp ngói, tòa nhà có bố cục gồm 2 dãy nhà ngang và một dãy nhà dọc khép kín có giếng trời. Ban ngày, ánh sáng có thể vào tận các hành lang và phòng nếu mở tất cả cửa.
Cao 3 tầng, mái lợp ngói, tòa nhà có bố cục gồm 2 dãy nhà ngang và một dãy nhà dọc khép kín có giếng trời. Ban ngày, ánh sáng có thể vào tận các hành lang và phòng nếu mở tất cả cửa.
Hầu hết cửa sổ đều được làm bằng gỗ thao thiết kế "lá sách" để đón gió và ánh sáng. Các giai thoại còn lưu lại trong dân gian cho biết, đây là một trong số 20.000 căn nhà mà chú Hỏa, ông chủ của Công ty Hua Bon Hoa sở hữu tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Hầu hết cửa sổ đều được làm bằng gỗ thao thiết kế "lá sách" để đón gió và ánh sáng. Các giai thoại còn lưu lại trong dân gian cho biết, đây là một trong số 20.000 căn nhà mà chú Hỏa, ông chủ của Công ty Hua Bon Hoa sở hữu tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Không chỉ hoành tráng về diện tích và độc đáo về kiến trúc, dinh thự vốn thường xuyên khép kín cửa còn là nơi để lại những giai thoại ly kỳ. Tương truyền, chú Hỏa có người con gái duy nhất bị mắc bệnh phong cùi khiến ghẻ lở đầy mình, dù đang ở tuổi thanh xuân. Sợ con mặc cảm, chú Hỏa để con gái ở trong một căn phòng lớn của dinh thự này.
Không chỉ hoành tráng về diện tích và độc đáo về kiến trúc, dinh thự vốn thường xuyên khép kín cửa còn là nơi để lại những giai thoại ly kỳ. Tương truyền, chú Hỏa có người con gái duy nhất bị mắc bệnh phong cùi khiến ghẻ lở đầy mình, dù đang ở tuổi thanh xuân. Sợ con mặc cảm, chú Hỏa để con gái ở trong một căn phòng lớn của dinh thự này.
Lời đồn của cho rằng, sau một thời gian, vì buồn bã, cô gái đã qua đời. Kể từ đó, nhiều người nhác thấy trên căn phòng cao của ngôi dinh thự thi thoảng có bóng dáng người con gái mặc đồ trắng xõa tóc và tiếng khóc của nữ nhi.
Lời đồn của cho rằng, sau một thời gian, vì buồn bã, cô gái đã qua đời. Kể từ đó, nhiều người nhác thấy trên căn phòng cao của ngôi dinh thự thi thoảng có bóng dáng người con gái mặc đồ trắng xõa tóc và tiếng khóc của nữ nhi.
Người này truyền tai người kia, ai nấy đều cho rằng oan hồn còn trú ngụ do đoản mệnh. Một số người còn cho rằng những ai làm việc và ngủ lại dinh thự này đều có cảm giác bị "bóng đè". Tuy nhiên cho đến hiện nay, tất cả chỉ là lời đồn đại.
Người này truyền tai người kia, ai nấy đều cho rằng oan hồn còn trú ngụ do đoản mệnh. Một số người còn cho rằng những ai làm việc và ngủ lại dinh thự này đều có cảm giác bị "bóng đè". Tuy nhiên cho đến hiện nay, tất cả chỉ là lời đồn đại.
Những khu ban công từng được cho rằng hồn ma xuất hiện. Lời đồn lan rộng đến mức cụm từ "con ma nhà họ Hứa" trở thành quen thuộc với người Sài Gòn - Gia Định và cả vùng Chợ Lớn. Thậm chí, giai thoại còn trở thành đề tài điện ảnh. Song có một sự thật ít ai bàn đến là người con gái của chú Hỏa đã qua đời trước khi dinh thự này được xây dựng nên.
Những khu ban công từng được cho rằng hồn ma xuất hiện. Lời đồn lan rộng đến mức cụm từ "con ma nhà họ Hứa" trở thành quen thuộc với người Sài Gòn - Gia Định và cả vùng Chợ Lớn. Thậm chí, giai thoại còn trở thành đề tài điện ảnh. Song có một sự thật ít ai bàn đến là người con gái của chú Hỏa đã qua đời trước khi dinh thự này được xây dựng nên.
Theo lời của một nhân viên Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, tòa nhà xây năm 1929 và do công con trai của chú Hỏa. Chú Hỏa mất trước khi xây nhà đến hơn chục năm, còn cô con gái thì qua đời trước cha mình. "Tất cả chỉ là lời đồn. Tôi làm việc ở đây mấy chục năm mà chẳng hề thấy ma cỏ chi cả", chị nhân viên này nói.
Theo lời của một nhân viên Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, tòa nhà xây năm 1929 và do công con trai của chú Hỏa. Chú Hỏa mất trước khi xây nhà đến hơn chục năm, còn cô con gái thì qua đời trước cha mình. "Tất cả chỉ là lời đồn. Tôi làm việc ở đây mấy chục năm mà chẳng hề thấy ma cỏ chi cả", chị nhân viên này nói.
Mr True