Sẹo, vết thâm, nám, tàn nhang là những kẻ thù đối với nhan sắc của phụ nữ. Khi làn da xuất hiện những khiếm khuyết không mong muốn này, các bạn gái ít nhiều tìm hiểu và lựa chọn cho mình giải pháp điều trị khác nhau.
Nguyên nhân và giải pháp điều trị thâm, nám, tàn nhang
Vết thâm: 90% các bạn bị mụn thường để lại thâm. Sau mụn, làn da bị tổn thương, dưới tác động của tia tử ngoại (UVA và UVB), dãy tế bào Melanocytes (nhà máy sản xuất hắc tố melanin) ở lớp đáy thượng bì, bị kích thích hoạt động quá tích cực, tạo thành những vết thâm trên da. Vết thâm do mụn không khó điều trị, có thể sử dụng các loại thuốc thoa da nhưng cần lưu ý chọn lựa sản phẩm đặc trị, với hàm lượng cao và kiên trì thoa mỗi ngày.
Nám, tàn nhang: hình thành do sự phân bố không đồng đều và rối loạn sắc tố melanin. Đó là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, rối loạn nội tiết… Một số phương pháp hiện đại như: chiếu tia laser, công nghệ ánh sáng E-light… có thể giúp giảm bớt số lượng và kích thước nám, tàn nhang nhưng không điều trị tận gốc được.
Để làm mờ và ngăn ngừa nám, tàn nhang không tiến triển nặng thêm, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, tránh tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời có thể sử dụng các loại thuốc thoa chứa các thành phần như: Acid Ascorbic (Vitamin C), L-Ascorbic Acid 2-Glucoside (AA2G), Arbutin, Placenta…. Đây là những thành phần được chứng minh hiệu quả trong việc ức chế sự hình thành melanin, giúp làm mờ và sáng dần vùng da bị sạm màu.
Nhận biết các dạng sẹo và cách khắc phục
Sẹo là quá trình hình thành sau khi bị viêm hoặc bị tổn thương như mụn, trầy xước, sau chấn thương... Quá trình tạo sẹo có thể tạo ra vết sẹo lồi, sẹo lõm hoặc sẹo bình thường.
Sẹo lồi: là sự tăng sinh quá mức về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi collagen trong lớp bì. Nguyên nhân gây nên sẹo lồi thường là do cơ địa hoặc di truyền. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thoa thuốc trị sẹo ngay khi vết thương vừa đóng mày nhằm hạn chế nguy cơ hình thành sẹo xấu, giảm kích thước sẹo. Với những vết sẹo lớn, có thể cân nhắc điều trị thẩm mỹ như: phẫu thuật bằng laser, băng ép, áp lạnh bằng nito lỏng, tiêm corticosteroids tại chỗ… Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, do đó cần có sự tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện.
Sẹo lõm (sẹo rỗ): là loại sẹo thường gặp ở da sau mụn. Do da bị viêm và phản ứng lại những tác động bên ngoài (nặn, trích hay lể mụn), khiến tổ chức liên kết trung bì (chủ yếu là collagen và elastin) bị phá huỷ, dẫn đến tình trạng khuyết lõm tổ chức và hình thành sẹo.
Nhìn chung, sẹo lõm có thể được điều trị tốt bằng các chế phẩm thoa đặc trị. Phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, đem lại tác dụng lâu dài, nhưng cần thời gian để phát huy tác dụng, thích hợp cho những vết sẹo lõm vừa hình thành và sẹo trung bình. Beta-Carotene và vitamin C là 2 trong số các thành phần được ứng dụng trong điều trị sẹo lõm. Trong đó, vitamin C nguyên chất được các bác sĩ da liễu đánh giá cao về hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi sử dụng trên da, tế bào tiếp xúc với vitamin C tái tạo sợi collagen nhanh gấp 8 lần so với bình thường. Để đạt được kết quả đó, dưỡng chất này phải được đưa vào da với nồng độ cao, làm tăng sinh mạnh mẽ chất tạo keo (collagen), đầy dần các vết sẹo lõm.
Acnes C10 chứa 10% vitamin C nguyên chất, công thức đặc biệt với Ethoxydiglycol giúp vận chuyển vitamin C tiếp cận lớp đáy thượng bì để phát huy tác dụng. 5 vấn đề về da được cải thiện sau khi sử dụng Acnes C10: sẹo, vết thâm; nám, tàn nhang; da sần, thô ráp; da nhờn, mụn; lỗ chân lông to. |
Chi tiết xem tại: www.rohto.com.vn/acnesc.
Minh Thảo