Thứ bảy, 3/6/2017, 01:00 (GMT+7)

'Dị nhân' hút ong rừng

Người đàn ông ở tỉnh Điện Biên có thể thu phục hàng nghìn con ong rừng đậu kín mặt và nửa người.

'Dị nhân' đi lại, trò chuyện khi đàn ong phủ trên người
 
 

"Dị nhân" thoải mái đi lại, nói chuyện khi đàn ong đậu kín mặt.

Anh Bùi Duy Nhất (41 tuổi, bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, tỉnh Điện Biên) có 24 năm "chơi ong" (săn, bắt, đùa nghịch với ong rừng). Hàng ngày anh dành phần lớn thời gian thu phục, tìm hiểu tập quán của loài ong hoang dã.

Sau khi khai thác hơn 5kg mật, anh Nhất để đàn ong đậu kín đầu và nửa người.

Anh cho biết: "Việc thu phục đàn ong hoang dã không phải ai cũng dám làm và làm được, nếu không có đam mê, yêu thích, chịu đau tốt. Nhiều lần tôi bị ong chích hàng chục nốt nhưng vẫn cố chịu đau để thu phục và khai thác mật.

Loài ong mật ở vùng Tây Bắc thường gặp là ong đá, ong ruồi, ong khoái (ong bắp cày), ong muỗi. Trong đó ong khoái là loài đốt đau nhất. Theo kinh nghiệm của anh Nhất, khi bị ong đốt không được để ngòi của ong ngập sâu vào da. Bởi khi ngòi ngập sâu sẽ dễ dàng tiêm chất độc vào, và tỏa ra mùi hương khiến cả tổ bay vào đốt.

Anh Nhất tiết lộ để thuần phục đàn ong, anh dùng đòn “đánh phủ đầu”: Bắt giữ ong chúa, làm cả đàn ong loạn lên. Sau khi vỡ tổ, đàn ong đi tìm ong chúa theo tập tính nên sẽ bám vào người anh. Khi ong chúa và ong thợ ổn định được đội hình, chúng sẽ đốt.

Bùi Duy Nhất được coi là người hiếm hoi ở Việt Nam có thể thuần phục đàn ong rừng.

Sau hơn 20 phút đàn ong đã bay đậu kín đầu và nửa người anh Nhất. Trước đó anh không dùng dụng cụ bảo vệ nào ngoài lá cây bịt hai lỗ tai.

Tuy đàn ong đậu kín khuôn mặt nhưng anh vẫn dễ dàng di chuyển. anh cho biết: "Chỉ thấy buồn trên người và khuôn mặt, trong bên trong người đã bị vài nốt đốt nhưng không đáng kể".

Người dân lạ lẫm khi nhìn thấy "người ong".

Ngọc Thành

Đánh giá phiên bản mới