![]() |
Bill Gates bước vào ĐH Bách Khoa. Ảnh: Khánh Linh |
Có không dưới 2.000 sinh viên đại học Bách khoa đã tập hợp dưới sân trường từ sáng sớm để chào đón vị chủ tịch tập đoàn Microsoft. Mặc dù đã tổ chức buổi diễn tập đón tiếp Bill Gates từ hôm trước nhưng khâu chuẩn bị của Ban tổ chức và Đại học Bách Khoa còn rất lộn xộn, đặc biệt là gây quá nhiều khó khăn cho việc tác nghiệp của báo chí. 2 hàng sinh viên danh dự với áo dài và cờ hoa để chào đón Bill Gates đã bị đám đông xô đẩy không thương tiếc khi Bill Gates đặt chân xuống thảm đỏ.
Đi giữa 2 vệ sĩ to cao không khác gì nhân viên bảo vệ của Tổng thống Mỹ, người giàu nhất thế giới bước nhanh vào hội trường C2. Dù những sinh viên tham dự đã được lựa chọn và phát thẻ trước nhưng không hiểu vì lý do gì hội trường đã chật kín khi mà rất nhiều đại biểu và báo chí vẫn còn đứng bên ngoài. Để giữ trật tự, ban tổ chức quyết định đóng sập cửa và kéo rèm che kín, nhốt cả nhóm phóng viên cả tây lẫn ta ngoài cửa. Anh Hải Đăng, biên tập viên của truyền hình kỹ thuật số Việt Nam, bức xúc cho biết: "Tôi không hiểu họ cấp thẻ để làm gì khi mà ngay cả phóng viên cũng bị ngăn cản ngoài hội trường".
![]() |
Bill Gates bị vây chặt trong sự hâm mộ của sinh viên và cánh nhà báo. Ảnh: Khánh Linh |
Sau bài phát biểu dài 22 phút,, Bill Gates đã trả lời nhiều câu hỏi của SV
- Câu hỏi 1: Tôi là Minh Thư, tôi vinh dự là sinh viên đầu tiên đặt câu hỏi với ngài. "Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời ông?"
- Câu hỏi không dễ trả lời. May mắn tôi có ba điều, đó là gia đình của tôi, 3 người con, con cả đã 9 tuổi và tôi đã dạy các con đúng hướng.
Tiếp nữa là tôi có công việc ở Microsoft, công việc thú vị. Tôi học hỏi được nhiều điều mới. Tôi thấy Công ty Microsoft rất nhỏ và rất khác so với bây giờ. Chúng tôi ngày càng tuyển dụng nhiều người hơn.
Điều thứ ba quan trọng đối với tôi, trong tương lai, là tôi sẽ có một nền tảng để xem xét về tài sản mà tôi có được. Tôi sẽ sử dụng tài sản của tôi như thế nào? Tiền đó sẽ quay lại với thế giới như thế nào?
Lúc 7h45 tại khách sạn Hilton, một vệ sĩ người Mỹ của Chủ tịch Microsoft đã dạo một vòng khách sạn và tổ chức lại hệ thống an ninh. Vài nhân viên trong khách sạn kể lại rằng Bill Gates tỏ ra khá mệt mỏi sau chuyến bay dài đêm qua. Sáng nay, ông đã có một bữa sáng rất nhanh tại khách sạn, sau đó đi bằng đường hầm tầng trệt để lên chiếc Mecedez Benz màu trắng 16 chỗ đến thẳng nơi tiếp kiến Thủ tướng. - Câu hỏi 2: Tôi là Dương Khánh Trương, ĐH Công nghệ. Ông có kế hoạch đặc biệt nào dành cho Microsoft VN?
- Mục tiêu của chúng tôi đến đất nước các bạn là phát triển đối tác và danh mục đầu tiên là các trường ĐH. Các SV cần được đào tạo để có đủ năng lực và phát triển, khi chúng tôi có những phiên bản mới vủa Windows, các bạn sẽ có được nó.
Sau buổi này chúng tôi sẽ tới Bắc Ninh, xem máy tính tiếp cận với nông thôn thế nào. Tôi đang nghĩ xem làm thế nào, giúp cho đất nước các bạn có hiệu quả, tạo ra cơ hội mới và sử dụng được CNTT.
Thành công sẽ đạt được khi nền kinh tế phát triển. Chúng tôi biết rằng, chúng tôi đang đầu tư cho tương ai ở đây.
- Tôi là Nguyễn Tiến Đạt, ở ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông nghĩ gì về tiềm năng công nghệ thông tin ở VN?
- Nghĩ về CNTT như một phần trong kế hoạch kinh tế của mình, ứng dụng thông tin trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo...
Internet cần được phát triển qua giáo dục. Tôi đã nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu của mình. Tôi đến đây là muốn cảm nhận xem, kỹ thuật thông tin được thực hiện thế nào ở đất nước các bạn. Hy vọng Việt Nam sẽ trở thành đất nước tăng cường năng lực của mình. VN sẽ cung cấp phần mềm cho Mỹ.
![]() |
Bill Gates giao lưu với sinh viên. Ảnh: Minh Hải |
- Câu hỏi 4: (Của Trần Văn Tây, học tại Melbourne, Australia, gửi qua báo điện tử): Vai trò của Toán để phát triển Microsoft là gì?
- Kiến thức về toán không chỉ phục vụ cho riêng máy tính. Kỹ sư bình thường cũng phải biết về toán. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng phải học để hiểu về toán. Chúng tôi đang cố gắng ứng dụng toán trong các phần mềm của chúng tôi.
Ở Mỹ, sinh viên học toán đang giảm đi. Vì thế chúng tôi đang thiếu tài năng trong lĩnh vực này. Ở nhiều nơi khác, tôi cũng không thấy sự lý thú của toán học đáng như nó phải có. Tôi nghĩ Toán là một cơ sở nền tảng của phát triển thông tin.
Theo Ban tổ chức, có 150 ghế dành cho sinh viên Đại học Công nghệ, 100 chỗ của Đại học khoa học tự nhiên, Học viện Bưu chính viễn thông có 100 chỗ, sinh viên Bách khoa có 350 chỗ, có 48 ghế VIP và 86 ghế khác dành cho phóng viên cùng các khách mời.-
Câu hỏi 5: Tôi là một sinh viên tàn tật ở VN, tôi muốn học máy tính để gắn kết với thế giới bên ngoài? Ông cho biết tôi có thể thực hiện được ước mơ đó như thế nào?- Chúng tôi có nhiều nhóm làm việc phi lợi nhuận, tôi hiến tặng nhiều máy tính cho mọi người. Người tàn tật cần có bàn phím đặc biệt. Chúng tôi có thể sáng tạo ra các phần mềm để họ sử dụng đơn giản, giúp họ bình đẳng như mọi người khác.
- Câu hỏi 6: Ông có lời khuyên nào cho SV VN?
- Hãy đầu tư trong học hành. Mọi công việc đều đòi hỏi phải có học, được đào tạo. Tiếp đó, hãy làm việc chăm chỉ, học hành chăm chỉ, điều quan trọng làm cho bản thân và đất nước của mình. Ngành máy tính khiến các bạn có nhiều cơ hội. Hãy sử dụng Internet như một công cụ học hành. Dù lĩnh vực nào, hãy sử dụng máy tính, Internet...
- Câu hỏi 7 (Đỗ Thanh Tùng, Đà Nẵng): Nguyên tắc mang tính dẫn dắt công việc trong cuộc đời ông? Loại sách nào ông đọc năm ông 20 tuổi?
- Tôi là người may mắn. Khi tôi chưa biết đọc, mọi người đọc cho tôi nghe. Họ không cho tôi xem tivi nhiều. Gia đình mua cho tôi nhiều sách. Tôi đọc về giả tưởng, khoa học viễn tưởng. Tôi hiểu nhiều về mọi người và thế giới xung quanh. Hồi tôi học đại học, nhiều bạn cũng lười đọc sách vì họ nghèo.
Tôi muốn biết về cuộc đời của người khác. Tôi muốn nhiều người cùng làm việc với tôi. Hãy học hỏi, lạc quan trong cuộc đời. Những ý tưởng điên khùng trong trường phổ thông cũng đem lại cho tôi niềm tin và tạo cho tôi sự phát triển. Tôi đề nghị bạn trẻ hãy lạc quan và luôn luôn lạc quan trong suốt cuộc đời mình.
- Câu hỏi 8: Nếu quay lại thời sinh viên, ông sẽ chọn nghề nào?
- Phần mềm là lĩnh vực vĩ đại tôi có thể tham gia vào đó. Trong 20 năm tới vẫn có thể tiếp tục phát triển. Tất nhiên đó không phải là lĩnh vực duy nhất. 30 chục năm tới, chúng tôi sẽ có những lĩnh vực đột phá , ngăn chặn được dịch AIDS và lĩnh vực khác.
Tôi đã làm được quá nhiều điều lộn xộn trong vị trí của tôi.
- Câu hỏi 9: Bí quyết thành công của ông là gì?
- Vâng, tôi đã đều đề cập hết rồi trong những câu trả lời trước: Tập trung vào một lĩnh vực.
Tôi may mắn ngành phần mềm trong thời gian đầu. Tôi thay đổi nó và tự hào trong ngành lĩnh vực của mình. Chúng tôi đã đi theo con đường hãy chấp nhận rủi ro. Chúng tôi tạo ra sản phẩm rẻ tiền, nhưng tạo ra số lượng rất lớn, đó là máy tính.
- Câu hỏi 10: (Nguyễn Thế Bảo, Kỹ sư ở Hà Nội): Ông có thể nói gì về kế hoạch nội địa hóa cả MIC vào thị trường VN?
- Năm ngoái, chúng tôi đã có version phần mềm của Windows bằng tiếng Việt. Bản thân tiếng Việt nhiều dấu, vì thế đó là một thách thức, khi xử lý tiếng Việt. Trong năm nay, chúng tôi sẽ làm việc với FPT về phần mềm Office tiếng Việt để hoàn thiện hơn.
- Câu hỏi 11: Ông nghĩ thế nào khi ông bỏ học giữa chừng? Ông có xin phép mẹ?
- Lúc đó, tôi còn trẻ, chưa có gia đình, nói thật tôi chẳng nghi ngờ những gì mình đã làm. Nhưng tôi thích phần mềm. Tôi cũng rất thích đến trường để trao đổi với các bạn học khác. Nhưng tôi bỏ Boston vì ko còn ai chia sẻ với tôi ý tưởng về phần mềm.
Bố mẹ tôi khi đó lo lắng, băn khoăn lắm, bây giờ họ vẫn còn nói đùa về chuyện đó. Khi đó, họ nói, thật sai lầm, nhưng lúc đó tôi đã có đủ tuổi để... lái xe. Nhiều ngày sau này nói, họ nói rằng quyết định bỏ học là chính xác đấy. Nhưng tôi khuyên các bạn tiếp tục học, đừng bỏ như tôi.
- Câu hỏi 12: Chúc mừng ông tới trường ĐH của chúng tôi. Từ VN xuất hiện lần đầu tiên trong đầu ông khi nào và có ý nghĩ như thế nào đối với ông?
- Đây là lần đầu tiên tôi sang VN, nhưng tôi sẽ còn đến VN nữa, để thăm thú, nghỉ nghơi ở VN. Tôi sẽ còn phải tới TP HCM và nhiều nơi khác. Tôi mong chờ ngày đó! Ngày còn trẻ, tôi biết VN về cuộc chiến tranh rất thảm khốc ở đất nước này. Bạn hỏi xem, nhiều người Mỹ biết về VN với một niềm buồn bã về cuộc chiến. Nhưng tôi rất lý thú khi biết rằng trong vòng 10 năm qua, VN đã phát triển thay đổi như thế nào.
Tôi đã học hỏi được một số điều từ VN. VN đã làm được tốt trong sức khoẻ cộng đồng như tiêm vaccine... Quỹ sức khoẻ của tôi đã tài trợ cho sức khoẻ toàn cầu, VN làm được điều đó rất tốt. Tôi hy vọng HIV/AIDS không trở thành vấn đề nghiêm trọng ở quốc gia các bạn.
Tôi nghĩ rằng, Microsoft có thể làm được điều gì đó ở đất nước các bạn và tôi còn nhiều điều học được ở đây.
Khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm tôi, cách đây một năm, thật vinh dự. Việt Nam và Mỹ đã có một mối quan hệ tốt. Tôi đang suy nghĩ rất nhiều về tương lai và nghĩ xem, mình sẽ làm được gì cho các bạn ở đây.
Bill Gates đã mời sinh viên 10 SV lên sân khấu để trao các suất học bổng trị giá 1.300 USD. Trong số này, có 2 sinh viên nữ.
Lễ ký kết thỏa thuận bản quyền giữa Bộ Tài chính và Microsoft Việt Nam sẽ diễn ra tại khách sạn Hilton vào lúc 11h 15 thay vì 12h 15 như dự kiến.