10 nguyên tắc "vàng" để dáng đẹp
1. Khống chế chặt chẽ lượng cơm, tinh bột đưa vào cơ thể, không ăn vặt để khống chế năng lượng đưa vào.
2. Không ăn hoặc ăn ít các thức ăn ngọt và béo. Khi xào nấu, cố gắng dùng dầu thực vật.
3. Ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin, muối khoáng, và chất xơ như rau xanh, rau cần, cải củ, cải trắng, lê, chuối tiêu, củ đậu...
4. Không ăn quá no, sau khi ăn không nên nằm nghỉ ngay. Tránh ăn nhanh, mỗi bữa khống chế no ở mức 8/10. Bữa tối đặc biệt không nên ăn quá no, tránh ăn trước khi đi ngủ.
5. Ăn ít muối, hay ăn nhạt vừa phải, sẽ giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể.
6. Kiêng ăn các thức ăn, đồ uống kích thích ngon miệng mạnh cũng như ớt, hồ tiêu, bột cari. Không ăn các thức ăn dầu mỡ rán, thơm khô, nhiều mỡ, cố gắng dùng phương pháp chế biến như hấp, luộc, ninh, nộm...
7. Không ăn hoặc hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng mề gà vịt, lợn...
8. Nên ăn các loại thịt lượng mỡ thấp như thịt trâu, bò, dê, thỏ, cá, tôm, gia cầm (bỏ tổ chức mỡ), ít ăn hoặc không ăn thịt mỡ.
9. Để tăng thêm lượng protein, có thể bổ sung bằng protein thực vật là đậu phụ, các loại đậu, đỗ, lạc...
10. Kiêng uống rượu, có thể ăn các thức ăn có vị chua như sơn trà, mơ...
Một sô loại rau trái nên có thường xuyên trong thực đơn
Cà chua chín: Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nên ăn cà chua đã được nấu chín thì bổ hơn.
Củ cải và cà rốt: Trong củ cải và cà rốt có các vitamin A, B1, B2, C với hàm lượng khá cao lại cũng giàu canxi, phốt pho, sắt, đường, các loại men... Chúng có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
Mộc nhĩ đen: Chứa nhiều protit, chất khoáng, vitamin... đặc biệt hàm lượng sắt rất cao, vượt xa cả các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn. Mộc nhĩ đen thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc chứng xuất huyết, táo bón, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu.
Rau có màu xanh: Tất cả các loại rau có màu xanh được xem như loại thuốc chống suy nhược của tự nhiên. Khi thấy mệt mỏi, hãy ăn nhiều rau xanh, bạn sẽ thấy cơ thể dễ chịu hơn.
Trà: Rất được "tín nhiệm" trong việc làm sạch các vết bẩn, làm lành vết thương do có tính sát khuẩn cao. Không chỉ có vậy, trà còn làm mềm, mịn da, se khít lỗ chân lông và làm giảm quầng thâm vùng mắt.
Bưởi: Mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Tép bưởi có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu; vỏ có tác dụng trị ho, giảm đau, kháng viêm, làm giãn mạch và bảo vệ thành mao mạch, hỗ trợ tiêu hóa, trị cảm cúm; hạt trị đau thoát vị bẹn; lá giải cảm; trừ đờm, tiêu thực.
Đu đủ: Đu đủ chín là một vị thuốc chữa táo bón hết sức hiệu nghiệm. Ngoài ra, trái đu đủ còn có tác dụng phân giải mỡ rất nhanh.
Mít: Múi mít có tác dụng bổ tỳ ích khí, làm đẹp da mặt, khỏi phiền khát, giã rượu. Ngoài ra, mít còn được dùng trong các bài thuốc chữa sưng tấy mụn nhọt, làm tăng tiết sữa, thông trung tiện, hạ khí.
Nho đỏ: Nho đỏ có khả năng chống lão hóa tuyệt hảo. Chất flavonoid giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất quenetin ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống được bệnh tim mạch. Một số chất lượng trong trái nho có thể diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu lợi.
(Theo Sống Mới)