![]() |
Ông Trần Chủng. |
- Theo ông, nguyên nhân của sự cố này là gì?
- Hiện chưa thể kết luận nguyên nhân vụ việc. Theo quan điểm của tôi, nguyên nhân số một là biện pháp thi công ở công trường, trong đó có biện pháp về giàn giáo, biện pháp về đổ bêtông và kể cả biện pháp tổ chức thi công hiện trường.
Về thi công, gói thầu do ba nhà thầu chuyên nghiệp có uy tín quốc tế thực hiện gồm Taisei, Nippon Steel và Kajima (Nhật Bản). Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải cùng các tập đoàn này phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Bây giờ hãy còn quá sớm để quy trách nhiệm vì theo Luật xây dựng, phải tìm ra được nguyên nhân sự cố và lỗi của sự cố đó thuộc về bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm.
- Có ý kiến cho rằng sự cố là do lún, ông nghĩ sao về điều này?
- Cái đó thuộc biện pháp thi công của nhà thầu và đang phải làm rõ. Tuy nhiên, nói gì thì nói đây là lỗi của nhà thầu vì nhà thầu phải lập biện pháp thi công và tư vấn giám sát hiện trường phải xem xét, chấp thuận trước khi thi công.
- Khi xảy ra sự cố, một số công nhân cho biết cầu Cần Thơ mới đổ bêtông được 2-3 ngày nhưng sau đó giàn giáo đã được di động để đúc bêtông các nhịp tiếp theo, ông nghĩ sao?
- Bản thân bêtông phải đủ một độ tuổi nhất định để đạt một độ liên kết thì mới được di chuyển.
- Với công nghệ hiện đại thì cho phép là bao nhiêu ngày được di chuyển giàn giáo?
- Cái đó cũng phụ thuộc nhà thầu có cho thêm phụ gia hay không, nếu dùng phụ gia thì cũng phải trên ba ngày trở lên mới di chuyển được. Tôi không chú ý vào thời gian mà quan tâm đến cường độ, biết đâu họ lại dùng đến chất phụ gia đặc biệt nào đấy? Cái này phải chờ kết luận điều tra mới sáng tỏ được.
(Theo Tuổi Trẻ)