Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, bướu cổ có nhiều tên gọi khác như Basedow, cường giáp, bướu tim, bướu độc. Các triệu chứng của bệnh là sụt cân nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh, tính khí nóng nảy, khó ngủ.
Bệnh do sự tăng kích thước của tuyến giáp gây nên. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone giáp cần thiết cho con người. Nó nằm ngay trước cổ, phía bên trái, thường không nhìn thấy được. Lượng hormone giáp được tuyến yên nằm ở đáy não điều khiển, nó tiết ra một chất gọi là nội tiết kích giáp TSH. Nếu quá nhiều hormone T3, T4 được sản xuất thì gọi là cường giáp, không đủ hormone là suy giáp sẽ khiến cơ thể bải hoải, mệt mỏi và tăng cân.
Có nhiều loại bướu lớn lên trong tuyến giáp. Phần lớn các bướu thuộc loại lành. Vì tuyến giáp nằm sát da nên khi có sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước thì người bệnh hoặc bác sĩ rất dễ thấy. Thường, các bác sĩ gọi tuyến giáp lớn hơn bình thường là bướu tuyến giáp (bướu giáp), người dân gọi là bướu cổ. Còn tên gọi khác là phình giáp, vì tuyến này chỉ phình ra chứ không phải cục u, cục bướu.
Trong trường hợp nói chuyện, uống nước hoặc chỉ nuốt nước miếng mà bướu trước cổ chạy lên chạy xuống dưới trái cổ thì đó là bướu giáp. Nếu nguyên cả tuyến giáp lớn đều thì gọi là phình giáp lan tỏa. Cả tuyến phình lớn nhưng có chứa một hoặc vài cục, vài hột gọi là bướu giáp dạng hạt hay nhân.
Hiện nay, không chỉ có người dân vùng sâu vùng xa bị thiếu hụt i-ốt dẫn tới bướu cổ mà ngay cả người dân ở các đô thị lớn cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này khi số người mắc có chiều hướng gia tăng. Theo khuyến cáo của UNICEF - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang, sau khi việc sử dụng muối i-ốt mang tính tự nguyện thì tỷ lệ trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng lên 9,8% và là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần can thiệp.
Tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, mỗi ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bướu cổ. Bệnh đang có xu hướng tăng và chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bướu cổ là thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ khiến tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.
Các bác sĩ cho biết, để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày.
Chị em nội trợ thường được khuyến cáo sử dụng muối bổ sung i-ốt. Tuy nhiên, để tăng khẩu vị cho món ăn, tiện lợi trong sử dụng, nhiều người thích dùng hạt nêm. Xong, để phòng chống bướu cổ và các các rối loạn do thiết hụt i-ốt gây ra, các bà nội trợ cần lưu ý lựa chọn hạt nêm có bổ sung i-ốt.
Hiện nay, hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt được các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM khuyên dùng như một giải pháp phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Sản phẩm ứng dụng thành công công thức và quy trình công nghệ từ kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan làm chủ nhiệm (Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM).
Thế Đan
Hạt nêm “3 Miền” là sản phẩm ứng dụng công trình khoa học của TT Dinh dưỡng TP HCM. Sản phẩm có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay. Sản phẩm được TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam đánh giá cao. Nhóm nghiên cứu cũng được tặng bằng khen vì đã đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia, cải thiện sức khỏe cho công đồng. |