Vài năm gần đây, filler hay còn gọi là chất làm đầy trở nên phổ biến, được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ trên thế giới cũng như Việt Nam. Phương pháp này giúp đạt kết quả nhanh chóng, thủ thuật đơn giản, chi phí thấp hơn nhiều so với thẩm mỹ bằng dao kéo.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Phượng, tiêm filler cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe. Cô cho biết: "Hàng loạt spa tự phát mọc lên như nấm, nhập filler không rõ nguồn gốc khiến khách hàng tiền mất, tật mang. Nhiều trường hợp gặp biến chứng mù mắt vĩnh viễn, gương mặt biến dạng vì tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc vào cơ thể".
Để đảm bảo an toàn khi làm đẹp bằng phương pháp không xâm lấn này, bác sĩ Hà Phượng khuyên nên lưu ý hai điều cơ bản sau:
1. Chọn cơ sở, bác sĩ uy tín
"Đối với việc tiêm filler, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ cấu trúc giải phẫu gương mặt như xương, da. Bác sĩ thực hiện tiêm phải có kinh nghiệm, hiểu chuyên sâu về việc tiêm filler. Những người ngoài ngành, không đủ kinh nghiệm và kiến thức để tiêm filler dễ dẫn đến nhiều biến chứng, gia tăng rủi ro cho sức khỏe của khách hàng", bác sĩ Hà Phượng nói.
2. Không lạm dụng filler
"Tôi bắt đầu công việc tiêm filler từ 8 năm trước. Quan điểm và kinh nghiệm của tôi là không đưa quá nhiều filler vào cơ thể trong mỗi lần tiêm, nên tiêm dưới 5cc/lần. Chúng ta chỉ nên tiêm lượng giới hạn để đảm bảo an toàn. Điều này còn đảm bảo cho việc cơ thể thích nghi dần với lượng thuốc tiêm mới vào cơ thể, góp phần giảm thiểu nhiều rủi ro", chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ dạng tiêm nhấn mạnh.
Duk Sun