
Mặc dù khiến cho chủ nhân "ăn gian" chiều cao nhưng khi đi giày cao gót, toàn bộ trọng lượng sẽ bị dồn lên phần chân bị hướng xuống đất thay vì phân bố đều lên toàn bộ bàn chân. Bên cạnh đó, sự thăng bằng của cơ thể cũng bị mất đi bởi đầu gối và hông bị đẩy về phía trước, khiến lưng cũng như cẳng chân bị đau.

Những đôi giày đế xuồng như của Katie Holmes giúp cho phần trước của chân đỡ phải chịu nhiều áp lực hơn giày cao gót do có phần gia cố.


Giày búp bê có đế quá mỏng không trợ lực được cho bàn chân nên dễ gây nhức mỏi. Tuy vậy, nhờ làm bằng chất liệu linh hoạt nên loại giày này giúp chủ nhân di chuyển dễ dàng và có thể giúp các cơ chân được rèn luyện để trở nên cứng cáp hơn.

Giày sneaker có kiểu dáng giống hãng Coverse có đế dày hơn một chút so với giày búp bê nên giúp chân đỡ phải chịu áp lực hơn. Bên cạnh đó, sự linh hoạt của chất liệu gia công cũng giúp cho ngón chân không bị đau khi di chuyển và ma sát với giày.

Giày thể thao là lựa chọn lý tưởng cho những người tham gia các bộ môn nhu chạy, đi bộ... Tuy nhiên, việc thường xuyên đi các loại giày này cũng không phải hoàn hảo nhất bởi khi giày có quá nhiều lớp lót, bạn sẽ không cảm nhận được sự tiếp xúc giữa chân, giày với mặt phẳng bên dưới.

Dép tông mặc dù tạo cảm giác thoải mái nhưng có tác động xấu nhiều nhất tới đôi chân bởi vừa không trợ lực lại không bảo vệ được các ngón chân. Đặc biệt, các ngón quặp vào mấu đặt ở đầu dép còn có nhiều nguy cơ bị chấn thương hoặc gãy khi có tai nạn, va đập.

Bốtt đi mưa thời trang giúp bạn vô tư di chuyển trong những ngày trở trời. Tuy nhiên, chất liệu gia công không thoáng, cộng với việc giày không ôm vào chân có thể khiến bạn cảm thấy bí bách và hoạt động không được thoải mái.
Bảng phân loại cấp độ an toàn của các loại giày
Thành Trương