Nokia N-gage QD. |
Tới nay ngày càng nhiều người sở hữu thiết bị liên lạc có chơi game thay vì mua một chiếc máy chơi game thuần tuý như Game Boy. Số lượng các thiết bị có thể chơi game cũng tăng mạnh không kém. Gần một nửa số điện thoại di động hiện giờ cài Java, nghĩa là có thể chơi được những trò tương đối phức tạp, thậm chí cả game với đồ họa 3D. Chức năng điều khiển trên các thiết bị cầm tay cho thấy tính vật lý trong game trên ĐTDĐ có tính thuyết phục nhiều hơn và đồ họa ngày càng được cải tiến.
Nokia 7610. |
Hiện nay Nokia đang đang chiếm ưu thế trên thị trường điện thoại di động dành cho chơi game khi tung ra một loạt sản phẩm thuộc dòng 60 bao gồm Nokia 7650, 3650, 3660, 6600, 7610, có bộ xử lý RISC 104 MHz đảm bảo tốc độ của game. Ngoài ra hãng này còn thiết kế riêng hẳn một mẫu điện thoại N-Gage, N-Gage QD dành cho chơi game, với màn hình rộng, độ phân giải cao, các phím bấm được bố trí đặt 2 phía bên cạnh của màn hình giúp chơi game thuận tiện và dễ dàng. Không chỉ có vậy, Nokia còn tung ra dòng điện thoại N70, N90 và N91 được tích hợp màn hình có độ phân giải 352x416 pixel với hơn 262K màu để có thể chơi game 3D cũng như tích hợp sẵn nhiều loại game mới và hấp dẫn vào các dòng máy mới...
Trong cuộc đua với Nokia nhằm chiếm lĩnh thị trường điện thoại chơi game đang ngày càng trở nên phổ biến, Samsung cũng đã tung ra một số điện thoại chơi hỗ trợ tính năng chơi game như: SPH-G1000, SCH-S250, điện thoại chơi game 3D.
Samsung SPH-G1000. |
Được thiết kế dành cho việc chơi game, G1000 có màn hình rộng 2,2 inch, hiển thị 262.000 màu và chip gia tốc hình ảnh 3 chiều. Không giống như nhiều điện thoại chơi game khác thường có tính năng thiên về chơi game hoặc liên lạc, G1000 có vẻ cân bằng được giữa một điện thoại và một thiết bị chơi game. Khi muốn gọi điện hay nhắn tin, bạn chỉ cần bấm nhẹ là bàn phím sẽ trượt ra. Còn khi muốn chơi game, đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần xoay ngang điện thoại là có thể chơi.
Ngoài ra, chiếc điện thoại chơi game 3D này của Samsung có hiệu ứng rung đặc biệt. Chẳng hạn, trong cuộc đua ôtô, nếu người chơi đâm xe vào vỉa hè hoặc chướng ngại vật thì điện thoại cũng rung lên, tạo cảm giác rất thú vị. Bên cạnh đó, máy cũng được hỗ trợ khả năng trao đổi dữ liệu không dây trong mạng nội bộ, cho phép nhiều game thủ có thể cùng tham gia vào một trò chơi.
Samsung SPH-S250. |
Trong khi đó, SCH-S250 hỗ trợ các độ phân giải: 2.560x1.920, 2.304x1.728, 2.048x1.536, 1.600x1.200, 1.280x960, 640x480 pixel giúp chơi game với hình ảnh chất lượng cao và hiệu ứng âm thanh nổi 3D. Nếu trong lúc chơi game mà có cuộc gọi tới, người sử dụng có thể tạm dừng game và tiếp tục chơi sau khi kết thúc đàm thoại.
Một số điện thoại di động khác cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh này nhưng với số lượng không nhiều: Siemens A50, S600 và PH-S3500 của Pantech, W600a của Sony Ericsson.
Sony Ericsson W600/W600a. |
Siemens A50 được trang bị các ứng dụng chạy trên nền Java để có thể cập nhật thông tin trên internet. Các trò chơi trong máy này có nội dung linh hoạt hơn so với các game đời cũ và cho phép tải các trò chơi mới từ internet xuống. Về chất lượng hình ảnh game trong Siemens A50 thì tương đương với các trò trơi điện tử thông thường.
Sony Ericsson cũng tỏ ra không kém cỏi khi tung ra thị trường dòng điện thoại di động W600a có màn hình khá rộng với kích thước 176x220 pixel, thật tuyệt vời khi chơi game, màn hình điện thoại 262k màu này sẽ cho bạn hình ảnh thật sống động, ngoài ra khi chơi game, những phím chơi game điều khiển nằm về hai phía của màn hình, màn hình xoay ngang tạo độ rộng tốt nhất, người chơi game sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ dàng. Những game được cài sẵn gồm Extreme Air Snowboarding, Gauntlet, và Worm's Fort: Under Siege. Ngoài ra còn có nhiều game khác cho bạn lựa chọn để tải về. Sony Ericsson cũng tích hợp công nghệ 3D vào các dòng điện thoái mới ra như K750i, S710, K500i…
Pantech PH-S3500. |
Một hãng khác là Pantech, không được nổi tiếng nhưng Pantech là công ty đầu tiên tích hợp chip đồ hoạ và hai loa âm thanh nổi vào điện thoại CDMA PH-S3500 để hỗ trợ chơi game. Với chip đồ họa này, PH-S3500 sẽ cho bạn những hình ảnh game 3D sắc nét và sống động, không thua kém bất cứ máy chơi game nào. Hai loa âm thanh 3D 64 âm sắc cùng với chip đồ họa sẽ làm cho những trò game thú vị hơn, nhanh hơn và cũng thật hơn. Khi bạn dùng tay nhẹ nhàng mở chiếc PH-S3500 ra, như một máy trò chơi xuất hiện trước mắt. Với màn hình tinh thể lỏng rộng nằm ngang có độ phân giải 240x176 pixel, 262K màu ở phía trên tạo màu sắc sống động cho game. Phía dưới là bàn phím số với 4 nút điều khiển hướng và 2 nút bắn dành cho những game 3D thật thú vị.
Chơi game cũng là một tính năng trọng tâm của PH-S6000. Các game thủ sẽ cảm thấy bất ngờ trước chế độ hiển thị tỷ lệ màn ảnh rộng của S6000 của Pentech, cho phép các trò chơi được chơi theo chiều ngang của màn hình để làm tăng cảm giác thú vị cho người chơi. Khi xoay theo chiều ngang, hai nút trên đỉnh, lúc này đã trở thành các nút “action” bên phải màn hình, cùng với nút điều chỉnh hướng đảm nhận chức năng điều khiển game. Nếu không muốn chơi bằng hai tay, bạn có thể cầm máy theo chiều dọc hoặc xoay bàn phím tạo cho máy hình dạng giống như chữ L. Khi đó, màn hình sẽ hiển thị tỷ lệ truyền thống.
Pantech PH-S6000. |
Điểm thú vị nữa là S6000 có hỗ trợ game nhiều người chơi ngang hàng đa lớp (multi-player peer-to-peer) thông qua kết nối Bluetooth. Máy có sẵn 3 trò chơi 3D nổi tiếng: Worms Forts(3D), Under Siege (3D), Extreme Air Snowboarding và 1 trò chơi hỗ trợ nhiều người chơi là Gauntlet. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tải thêm trò chơi trên mạng về vì S6000 được hỗ trợ Java MIDP 2.0.
Chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động trên phố Hàng Bông, Hà Nội cho VnMedia biết: "Ngoài thị hiếu là những chiếc điện thoại thế hệ mới tích hợp trình nghe nhạc MP3, quay phim, chụp ảnh và hỗ trợ kết nối Bluetooth, thì những chiếc điện thoại di động hỗ trợ chơi game cũng được đông đảo người sử dụng mua ưa chuộng, đối tượng sử dụng điện thoại hỗ trợ chơi game chủ yếu là học sinh và sinh viên".