Ông Lê Minh Hiệp ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, được một người ở Tây Nguyên đặt hàng làm chiêng đồng khuôn khổ lớn. Sau 45 ngày thực hiện, chiêng đã hoàn thành và sẵn sàng bàn giao cho khách.
Ông Lê Minh Hiệp ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, được một người ở Tây Nguyên đặt hàng làm chiêng đồng khuôn khổ lớn. Sau 45 ngày thực hiện, chiêng đã hoàn thành và sẵn sàng bàn giao cho khách.
Chiêng đồng khổng lồ được làm theo khuôn mẫu của chiêng Tây Nguyên. Để thực hiện đúng yêu cầu của khách, ông Hiệp vẽ lên chiêng nhỏ, chia tỷ lệ.
Chiêng đồng khổng lồ được làm theo khuôn mẫu của chiêng Tây Nguyên. Để thực hiện đúng yêu cầu của khách, ông Hiệp vẽ lên chiêng nhỏ, chia tỷ lệ.
Sau đó ông Hiệp dùng bảy tạ đồng nguyên chất loại lá cắt ra và gò đúng khuôn khổ ghép vào bộ khung sắt.
Sau đó ông Hiệp dùng bảy tạ đồng nguyên chất loại lá cắt ra và gò đúng khuôn khổ ghép vào bộ khung sắt.
Các miếng đồng được hàn nối giống chiêng đúc nguyên khối, tiếp đến gò các họa tiết lồi lõm trên mặt chiêng.
Các miếng đồng được hàn nối giống chiêng đúc nguyên khối, tiếp đến gò các họa tiết lồi lõm trên mặt chiêng.
Chiêng có đường kính 4 m, được bốn người làm liên tục trong 45 ngày.
Nhân công dùng máy mài mặt trước của chiêng tạo bóng.
Để đánh bay bụi bẩn, người thợ dùng xăng thơm, phấn tẩy bôi lên và lau chùi. Sau nhiều lần lau, chiêng trở nên sáng bóng.
Để đánh bay bụi bẩn, người thợ dùng xăng thơm, phấn tẩy bôi lên và lau chùi. Sau nhiều lần lau, chiêng trở nên sáng bóng.
Dây cáp được lắp vào dùng để treo, di chuyển chiêng. "Ngày 24 âm lịch, chủ nhân chiếc chiêng sẽ thuê xe chuyên dụng chở về Đắk Lắk. Chiêng này không sử dụng để đánh, mà để trưng bày", ông Hiệp tiết lộ và nói lần đầu tiên nhận làm chiêng lớn như vậy.
Dây cáp được lắp vào dùng để treo, di chuyển chiêng. "Ngày 24 âm lịch, chủ nhân chiếc chiêng sẽ thuê xe chuyên dụng chở về Đắk Lắk. Chiêng này không sử dụng để đánh, mà để trưng bày", ông Hiệp tiết lộ và nói lần đầu tiên nhận làm chiêng lớn như vậy.
Sơn Thủy