Chân cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, phường Hàm Rồng, đang bị sạt lở nghiêm trọng.
Vị trí hư hỏng nặng nhất nằm ở khu vực mố phía Nam. Phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây bao quanh mố cầu) và phần chân khay tứ nón đều bị sạt trượt, trôi về phía lòng sông Mã.
Vị trí hư hỏng nặng nhất nằm ở khu vực mố phía Nam. Phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây bao quanh mố cầu) và phần chân khay tứ nón đều bị sạt trượt, trôi về phía lòng sông Mã.
Có điểm sụt sâu hơn 2 m, kéo dài hàng chục mét. Tình trạng xói lở xuất hiện từ giữa mùa mưa vừa qua và đang tiếp tục lan rộng.
Có điểm sụt sâu hơn 2 m, kéo dài hàng chục mét. Tình trạng xói lở xuất hiện từ giữa mùa mưa vừa qua và đang tiếp tục lan rộng.
Theo đo đạc thực địa của Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa, phần chân khay tứ nón bị sạt dài 25 m, sâu 0,7-1,2 m. Vết nứt giữa tứ nón và mái taluy đường bộ đầu cầu kéo dài từ đỉnh tứ nón đến chân khay dài 12,5 m, rộng 0,5-0,6 m, giữa tứ nón và mặt bên mố cầu có vết nứt rộng 0,5-0,6 m, dài 13,5m.
Theo đo đạc thực địa của Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa, phần chân khay tứ nón bị sạt dài 25 m, sâu 0,7-1,2 m. Vết nứt giữa tứ nón và mái taluy đường bộ đầu cầu kéo dài từ đỉnh tứ nón đến chân khay dài 12,5 m, rộng 0,5-0,6 m, giữa tứ nón và mặt bên mố cầu có vết nứt rộng 0,5-0,6 m, dài 13,5m.
Vị trí tiếp giáp giữa mặt cầu và đường dẫn đầu cầu tụt hàm ếch, tròi ra nhiều thanh gỗ, nguy cơ làm gãy bản giảm tải, mất an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam.
Vị trí tiếp giáp giữa mặt cầu và đường dẫn đầu cầu tụt hàm ếch, tròi ra nhiều thanh gỗ, nguy cơ làm gãy bản giảm tải, mất an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam.
Nhiều khối dầm bê tông dưới đế móng bị đứt gãy, trôi tuột xuống lòng sông.
Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, Công ty đường sắt Thanh Hóa đã cắt cử lực lượng túc trực 24/24, theo dõi diễn biến thực địa để đưa ra phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường sắt Bắc Nam.
Ngành đường sắt Thanh Hóa đã báo cáo Cục đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cho phép xử lý khẩn cấp những hư hỏng tại khu vực tứ nón phía Nam chân cầu Hàm Rồng.
Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, Công ty đường sắt Thanh Hóa đã cắt cử lực lượng túc trực 24/24, theo dõi diễn biến thực địa để đưa ra phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường sắt Bắc Nam.
Ngành đường sắt Thanh Hóa đã báo cáo Cục đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cho phép xử lý khẩn cấp những hư hỏng tại khu vực tứ nón phía Nam chân cầu Hàm Rồng.
Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nước sông Mã có hiện tượng đổi dòng, mưa lũ lớn vừa qua.
Theo ông Khánh, sắp tới đơn vị sẽ có phương án xử lý trước mắt là thả rọ đá bao quanh chân khay tứ nón, làm lại nón mố đế bảo vệ chân cầu, kè lát mái chống xói lở bờ sông hai bên để bảo vệ mố cầu...
Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nước sông Mã có hiện tượng đổi dòng, mưa lũ lớn vừa qua.
Theo ông Khánh, sắp tới đơn vị sẽ có phương án xử lý trước mắt là thả rọ đá bao quanh chân khay tứ nón, làm lại nón mố đế bảo vệ chân cầu, kè lát mái chống xói lở bờ sông hai bên để bảo vệ mố cầu...
Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu bị phá hủy năm 1946, đến năm 1962 mới được khởi công xây dựng lại và khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm hai nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ôtô và đường dành cho người đi bộ.
Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành (cách vị trí cầu cũ khoảng 500 m), cầu Hàm Rồng chủ yếu phục vụ đường sắt, còn đường bộ ít có phương tiện tham gia giao thông hơn trước.
Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu bị phá hủy năm 1946, đến năm 1962 mới được khởi công xây dựng lại và khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm hai nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ôtô và đường dành cho người đi bộ.
Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành (cách vị trí cầu cũ khoảng 500 m), cầu Hàm Rồng chủ yếu phục vụ đường sắt, còn đường bộ ít có phương tiện tham gia giao thông hơn trước.
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng, là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ, là trọng điểm đánh phá của B52.
Năm 1973, cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.
Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch ở thành phố Thanh Hóa.
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng, là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ, là trọng điểm đánh phá của B52.
Năm 1973, cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.
Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch ở thành phố Thanh Hóa.
Lê Hoàng