Tình trạng trên chính là biểu hiện của chứng hăm tã. Hăm tã có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh (từ 0 đến 12 tháng tuổi) do làn da mỏng manh của bé còn rất nhạy cảm. Hăm tã thực ra là một dạng viêm da khá phổ biến, thường là do da trẻ bị kích ứng bởi chất liệu của tã lót, hoặc do tình trạng ẩm ướt hoặc không thay tã thường xuyên. Hăm tã cũng thường thấy ở những trẻ đang bị tiêu chảy.
![]() |
Khi quan sát, vùng da mặc tã của trẻ như đùi, bẹn, cơ quan sinh dục… bị đỏ, hơi sưng nề, đồng thời trẻ trở nên khó chịu, hay quấy, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ... là triệu chứng cho thấy con bạn đang bị hăm tã.
![]() |
Hăm tã là một chứng viêm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, do làn da của bé còn rất nhạy cảm, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng. Dưới đây là một số biện pháp để các mẹ có thể điều trị dứt chứng hăm tã cho trẻ ngay tại nhà:
- Luôn giữ cho bé sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, chú ý kiểm tra thay tã cho bé ngay cả vào ban đêm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi lần thay tã. Dùng loại khăn mềm lau thật khô trước khi mặc tã mới cho trẻ, tránh lau mạnh làm tổn thương da bé, tránh tình trạng ẩm ướt trong vùng mặc tã.
- Khi mặc tã cho trẻ, nhớ chọn loại tã phù hợp, sử dụng tã có lỗ thoáng khi để không khí chung quanh vùng đóng tã được lưu thông tốt hơn.
- Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Nhờ đó, chúng ta có thể giúp bảo vệ da của bé tránh bị kích thích từ phân và nước tiểu. Theo lời khuyên của các bác sĩ, các mẹ nên dùng loại thuốc mỡ có chứa Dexpanthenol và mỡ cừu Lanolin giúp tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa, đồng thời giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé.
![]() |
Xem chi tiết sản phẩm Bepanthen giúp chống hăm tã cho bé tại đây.
Minh Trí