5h sáng, những người trồng vải ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) bắt đầu chở vải đi bán tại những điểm thu mua ở thị trấn Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn). Trên hành trình ấy, điều ám ảnh nhất với người dân nơi này chính là cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam. Đây là cây cầu phao duy nhất nối các xã Trường Giang, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn đi sang huyện Lục Ngạn.
Vào những ngày nước cạn, việc di chuyển bớt vất vả chút ít, nhưng khi nước lớn, cầu phao bắt đầu chòng chành khiến cho việc đổ cả xe vải xuống sông là bình thường.
5h sáng, những người trồng vải ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) bắt đầu chở vải đi bán tại những điểm thu mua ở thị trấn Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn). Trên hành trình ấy, điều ám ảnh nhất với người dân nơi này chính là cây cầu phao Tòng Lệnh, bắc qua sông Lục Nam. Đây là cây cầu phao duy nhất nối các xã Trường Giang, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn đi sang huyện Lục Ngạn.
Vào những ngày nước cạn, việc di chuyển bớt vất vả chút ít, nhưng khi nước lớn, cầu phao bắt đầu chòng chành khiến cho việc đổ cả xe vải xuống sông là bình thường.
Cây cầu phao chỉ vừa hai xe máy tránh nhau lúc nào cũng xảy ra cảnh ùn ứ. Nhiều người phải chống chân đến mỏi nhừ để giữ cân bằng cho sọt vải gần 200 kg. Công việc nặng nhọc này thường chỉ những người đàn ông mới có thể đảm nhiệm được.
Cây cầu phao chỉ vừa hai xe máy tránh nhau lúc nào cũng xảy ra cảnh ùn ứ. Nhiều người phải chống chân đến mỏi nhừ để giữ cân bằng cho sọt vải gần 200 kg. Công việc nặng nhọc này thường chỉ những người đàn ông mới có thể đảm nhiệm được.
"Chúng tôi vẫn gọi đây là cây cầu tử thần. Nhưng không còn cách nào cả, muốn bán vải được giá thì phải đi qua cây cầu này", ông Giáp Văn Từ (45, tuổi, xã Trường Giang, Lục Nam) cho biết.
"Chúng tôi vẫn gọi đây là cây cầu tử thần. Nhưng không còn cách nào cả, muốn bán vải được giá thì phải đi qua cây cầu này", ông Giáp Văn Từ (45, tuổi, xã Trường Giang, Lục Nam) cho biết.
Mỗi ngày, có cả nghìn chuyến xe chở vải đi qua cây cầu này. Dù khá nóng ruột tới chỗ bán nhưng ai cũng chịu khó xếp hàng trật tự khi chỉ một sơ sẩy nhỏ thì công sức thu hoạch sẽ đổ xuống sông.
Mỗi ngày, có cả nghìn chuyến xe chở vải đi qua cây cầu này. Dù khá nóng ruột tới chỗ bán nhưng ai cũng chịu khó xếp hàng trật tự khi chỉ một sơ sẩy nhỏ thì công sức thu hoạch sẽ đổ xuống sông.
Một người đàn ông không may bị đổ xe vải, những người trên cầu liền chạy lại giúp đỡ. Dù không bị rơi xuống sông nhưng vải gần như bị dập và rụng, bán sẽ không còn được giá.
Một người đàn ông không may bị đổ xe vải, những người trên cầu liền chạy lại giúp đỡ. Dù không bị rơi xuống sông nhưng vải gần như bị dập và rụng, bán sẽ không còn được giá.
Trên cầu rất nhiều vải rơi vãi dập nát, đây là kết quả của những vụ đổ xe để lại.
Sau khi đi hết cầu phao sẽ là một con dốc thẳng đứng. Để lên được hết con dốc này cũng không phải điều dễ dàng.
"Tôi đàn ông đi còn sợ vì xe vải nặng lên dốc rất dễ bốc đầu", ông Nguyễn Văn Thảo (57 tuổi, xã Trường Giang, Lục Ngạn) nói. Một số người nghĩ ra cách đặt một vật nặng lên trước đầu xe để giúp cân bằng, nhưng cũng có nghĩa là xe càng nặng hơn.
Sau khi đi hết cầu phao sẽ là một con dốc thẳng đứng. Để lên được hết con dốc này cũng không phải điều dễ dàng.
"Tôi đàn ông đi còn sợ vì xe vải nặng lên dốc rất dễ bốc đầu", ông Nguyễn Văn Thảo (57 tuổi, xã Trường Giang, Lục Ngạn) nói. Một số người nghĩ ra cách đặt một vật nặng lên trước đầu xe để giúp cân bằng, nhưng cũng có nghĩa là xe càng nặng hơn.
Từ khi vào vụ vải, đoàn thanh niên của huyện Lục Nam cùng đoàn thanh niên xã Trường Giang luôn phải cắt cử người ra giúp đỡ. Hàng ngày từ 5h kém đã có ít nhất 10 người chờ giúp bà con vận chuyển vải qua đoạn sông này.
"Nhiều hôm đoàn xe bán vải nối dài cả cây số, nếu không ra giúp thì rất khó cho bà con", chị Vũ Thị Nết, cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam cho biết.
Từ khi vào vụ vải, đoàn thanh niên của huyện Lục Nam cùng đoàn thanh niên xã Trường Giang luôn phải cắt cử người ra giúp đỡ. Hàng ngày từ 5h kém đã có ít nhất 10 người chờ giúp bà con vận chuyển vải qua đoạn sông này.
"Nhiều hôm đoàn xe bán vải nối dài cả cây số, nếu không ra giúp thì rất khó cho bà con", chị Vũ Thị Nết, cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam cho biết.
Bắc Giang đang vào mùa thu hoạch vải chín sớm, khoảng một tuần nữa sẽ có thêm vải thiều chính vụ. Giá mỗi cân vải tuỳ mẫu mã, được thương lái thu mua từ 15.000 - 18.000 đồng/kg.
Bắc Giang đang vào mùa thu hoạch vải chín sớm, khoảng một tuần nữa sẽ có thêm vải thiều chính vụ. Giá mỗi cân vải tuỳ mẫu mã, được thương lái thu mua từ 15.000 - 18.000 đồng/kg.
Nhằm tránh việc người trồng vải bị ép giá, tại các điểm thu mua vải, UBND huyện Lục Ngạn để số của Phó chủ tịch huyện, Trưởng Công an huyện... để người dân liên lạc.
Nhằm tránh việc người trồng vải bị ép giá, tại các điểm thu mua vải, UBND huyện Lục Ngạn để số của Phó chủ tịch huyện, Trưởng Công an huyện... để người dân liên lạc.
Phạm Chiểu