Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một bệnh da mãn tính thường gặp ở trẻ em và người lớn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, song triệu chứng khô ngứa da khiến người bệnh khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, viêm da cơ địa ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Bé dễ cáu gắt và hình thành tâm lý thiếu tự tin về ngoại hình khi lớn lên.

Viêm da cơ địa thường có triệu chứng khô ngứa da, tấy đỏ và viêm da.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Sáu - Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, nếu cha mẹ thấy con thường nổi sẩn ngứa đỏ ở hai bên má, khuỷu tay và khuỷu chân, cứ đến đêm lại ngứa, quấy khóc và không thể nào ngủ được, thì rất có thể trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh dị ứng da mạn tính này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Viêm da cơ địa biểu hiện bằng các dát đỏ (hồng ban), da khô, mụn nước ở hai má, cằm, trán, có khi bị sưng phù hoặc rỉ dịch… Trường hợp nặng, tổn thương có thể lan rộng ra các vùng da khác như đầu, gáy, khuỷu tay, khuỷu chân, cổ chân, các nếp gấp kèm theo những vết trầy xước do cào gãi. Bệnh dễ tái đi tái lại. Khi thấy các biểu hiện này, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn chăm sóc, điều trị.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Sáu - Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương .
Bác sĩ Sáu cho biết, viêm da cơ địa thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Đây là bệnh lý da phức tạp liên quan các khiếm khuyết từ trong gen, gây thiếu hụt các chất thiết yếu ở hàng rào bảo vệ da. Từ đó khiến làn da trở nên khô ngứa, nhạy cảm bất thường với các tác nhân kích ứng, dễ phản ứng viêm theo từng đợt. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng viêm, chống khô da, giảm ngứa, kiểm soát bội nhiễm nếu có, phòng ngừa các đợt bùng phát. Tùy vào triệu chứng nặng hay nhẹ (giai đoạn bùng phát hay tạm lắng) mà trẻ cần có chế độ điều trị, chăm sóc da phù hợp.
Các đợt bùng phát thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, khi da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, hương liệu, quần áo len, vải sợi tổng hợp gây ngứa, lông thú, khói bụi… Ngoài việc dùng thuốc, trẻ cần tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh trong giai đoạn này, đồng thời chăm sóc da hàng ngày đúng cách.
Nước ấm vệ sinh nên có nhiệt độ 32-34 độ C, nước quá nóng sẽ làm da khô. Tránh dùng sữa tắm có xà phòng và lưu ý chất chlor trong nước có thể gây kích ứng. Cha mẹ cũng cần thoa kem làm mềm da, giảm khô ngứa để trẻ cảm thấy dễ chịu và phòng ngừa tái phát. Nên chọn sản phẩm êm dịu, hạn chế chất bảo quản, không hương liệu và không gây kích ứng da. Cách thoa kem nhẹ nhàng, tránh chà xát gây kích ứng da cũng khá quan trọng.
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn “ngứa - cào gãi - viêm da”, cha mẹ nên cắt cơn ngứa cho bé bằng cách xoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương, xịt nước khoáng để làm dịu da, chườm mát bằng vật dụng sạch... Khi lựa chọn nước xịt khoáng, nên ưu tiên các sản phẩm có tác dụng kháng viêm, chống ngứa, chuyên dùng cho bệnh viêm da cơ địa.
An San
![]() |
Kem Xera Calm A.D Lipid Replenishing Cream là sản phẩm chuyên biệt dành cho người viêm da cơ địa. Sản phẩm phối hợp các hoạt chất nuôi dưỡng làm giảm khô ngứa da với I-modulia, hoạt chất công nghệ sinh học đa tác động có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, điều hòa phản ứng miễn dịch của da. Sản phẩm tối ưu hàm lượng nước khoáng Avène giúp làm dịu da, không chứa hương liệu và chất bảo quản nhờ công nghệ mỹ phẩm vô trùng của hãng dược mỹ phẩm Pierre Fabre, an toàn cho làn da em bé. Thoa kem Xera Calm A.D Lipid Replenishing Cream 2 lần mỗi ngày sau khi tắm với Xera Calm A.D Lipid Replenishing Cleansing Oil. Sau đó xịt khoáng Avène, nước khoáng chuyên điều trị các bệnh về da và viêm da cơ địa tại miền Nam nước Pháp từ 280 năm qua để giảm ngứa. |