Theo đó, kể từ ngày 1/1/2007, Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích được ban hành năm 1999 sẽ chính thức không còn hiệu lực thi hành. Tại cuộc họp báo, ông Bích cũng công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2005. Pháp lệnh này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6.
Về việc sửa đổi, bổ sung và một số nội dung chính của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án TANDTC cho biết việc hoàn thiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đảm bảo tính thống nhất, giải quyết kịp thời đúng pháp luật, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… là một trong những công việc rất cần thiết và có tính cấp bách.
Pháp lệnh lần này đã sửa đổi, bổ sung 28 điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Như điều 2 - Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. Điều này có tính thay đổi cơ bản nhất.
Theo quy định của Luật sửa dổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 thì sau khi khiếu lại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
Đây là điều mà trước đây không có trong quy định làm hạn chế quyền và lợi ích của người dân và không phù hợp với quy định của Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ và Tổ chức WTO.
Vì vậy, Pháp lệnh đã bổ sung quy định về điều kiện khởi kiện đối với trường hợp này là “đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai”.
Tuy nhiên, ông Phương cũng cho biết thêm, không phải trong mọi trường hợp, các khiếu kiện hành chính lần hai đều được khởi kiện ra Toà hành chính mà chỉ có khiếu kiện với Quyết định hành chính trong lĩnh vực điều chỉnh bởi BTA và WTO ở bốn lĩnh vực Thương mại, đầu tư, Chuyển giao công nghệ và Sở hữu trí tuệ mới được giải quyết.
Còn những khiếu kiện thuộc về quyền chủ quyền của người khiếu kiện như ở lĩnh vực đất đai sẽ không được giải quyết.
Ngoài ra Pháp lệnh cũng sử đổi bổ sung cụ thể một số diều quan trọng khác như: các khiếu kiện thuộc về thảm quyền giải quyết của Toà án (Điều 11); Về phân biệt thẩm quyền trong trường hợp vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án vừa khiếu nại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (Điều 13);
Về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 33); về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 58) và về những ý kiến khác nhau trong phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (Điều 71)…
(Theo Tiền Phong)