Thăm nhà NSND Phạm Phương Thảo
Phạm Phương Thảo cho biết cô mua mảnh đất rộng 8.000 m2 ở Thạch Thất từ năm 2019 nhưng bỏ không. Đến khi dịch Covid-19 ập đến, cô mới nảy ra ý định xây nhà tránh dịch ở ngoại ô.
Phạm Phương Thảo cho biết cô mua mảnh đất rộng 8.000 m2 ở Thạch Thất từ năm 2019 nhưng bỏ không. Đến khi dịch Covid-19 ập đến, cô mới nảy ra ý định xây nhà tránh dịch ở ngoại ô.
Sống gần gũi với thiên nhiên giúp Phạm Phương Thảo cảm thấy thư giãn, nhiều cảm hứng với nghệ thuật. "Ban đầu, tôi chỉ định dùng nơi đây làm ngôi nhà thứ hai để nghỉ cuối tuần nhưng vì càng sống càng thấy gắn bó, an lành, đi đâu cũng chỉ muốn quay về", Phạm Phương Thảo nói.
Sống gần gũi với thiên nhiên giúp Phạm Phương Thảo cảm thấy thư giãn, nhiều cảm hứng với nghệ thuật. "Ban đầu, tôi chỉ định dùng nơi đây làm ngôi nhà thứ hai để nghỉ cuối tuần nhưng vì càng sống càng thấy gắn bó, an lành, đi đâu cũng chỉ muốn quay về", Phạm Phương Thảo nói.
Phạm Phương Thảo cho xây điện thờ, nhà nghỉ, đắp hòn non bộ, đổ đường... nương theo địa hình đồi núi. Song song với việc hoàn thiện từng hạng mục xây dựng, cô trồng hàng nghìn cây ăn quả, cây cảnh... Nữ ca sĩ giữ nguyên một bãi đá tự nhiên có sẵn, đổ thêm đất để trồng cây tô điểm cho cảnh quan luôn xanh mướt.
Phạm Phương Thảo cho xây điện thờ, nhà nghỉ, đắp hòn non bộ, đổ đường... nương theo địa hình đồi núi. Song song với việc hoàn thiện từng hạng mục xây dựng, cô trồng hàng nghìn cây ăn quả, cây cảnh... Nữ ca sĩ giữ nguyên một bãi đá tự nhiên có sẵn, đổ thêm đất để trồng cây tô điểm cho cảnh quan luôn xanh mướt.
Cô xây điện thờ trong 100 ngày với hướng nhìn ra dãy núi Ba Vì. Công trình bề thế, sử dụng cột đá chạm khắc tỉ mỉ do thợ thủ công từ Ninh Bình thực hiện.
Cô xây điện thờ trong 100 ngày với hướng nhìn ra dãy núi Ba Vì. Công trình bề thế, sử dụng cột đá chạm khắc tỉ mỉ do thợ thủ công từ Ninh Bình thực hiện.
Nhiều mặt tường của điện thờ được đắp tranh phù điêu theo chủ đề.
Sau khi xây xong điện thờ, Phạm Phương Thảo nảy ra ý định dựng hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh. Tuy nhiên, cô bị "hớp hồn" bởi một non bộ có chiều cao bằng ngôi nhà hai tầng ở Ninh Bình nên quyết định phải mang về nhà.
Sau khi xây xong điện thờ, Phạm Phương Thảo nảy ra ý định dựng hòn non bộ nhỏ làm tiểu cảnh. Tuy nhiên, cô bị "hớp hồn" bởi một non bộ có chiều cao bằng ngôi nhà hai tầng ở Ninh Bình nên quyết định phải mang về nhà.
Dù bị nhiều đội thợ từ chối vì những tảng đá nặng đến hàng chục tấn trong khi đường vào công trình vừa dốc vừa quanh co, cô vẫn quyết tâm tìm giải pháp. Cuối cùng, mọi việc diễn ra theo đúng ý nguyện của Phạm Phương Thảo.
Hòn non bộ trở thành điểm nhấn cho công trình. Vào mùa mưa, nước từ đây chảy xuống dòng suối nhỏ khiến cả khu vườn luôn có tiếng róc rách.
Dù bị nhiều đội thợ từ chối vì những tảng đá nặng đến hàng chục tấn trong khi đường vào công trình vừa dốc vừa quanh co, cô vẫn quyết tâm tìm giải pháp. Cuối cùng, mọi việc diễn ra theo đúng ý nguyện của Phạm Phương Thảo.
Hòn non bộ trở thành điểm nhấn cho công trình. Vào mùa mưa, nước từ đây chảy xuống dòng suối nhỏ khiến cả khu vườn luôn có tiếng róc rách.
Công trình có tảng đá bằng phẳng rộng khoảng 3 m2, nơi Phạm Phương Thảo trải chiếu ngồi uống trà, ngắm hoa quỳnh nở vào những ngày trăng tròn.
Công trình có tảng đá bằng phẳng rộng khoảng 3 m2, nơi Phạm Phương Thảo trải chiếu ngồi uống trà, ngắm hoa quỳnh nở vào những ngày trăng tròn.
Đường từ điện thờ và hòn non bộ xuống khu nhà nghỉ, Phạm Phương Thảo cho đắp hàng trăm bậc thang bằng đá được đào từ vườn trong quá trình cải tạo mặt bằng.
Đường từ điện thờ và hòn non bộ xuống khu nhà nghỉ, Phạm Phương Thảo cho đắp hàng trăm bậc thang bằng đá được đào từ vườn trong quá trình cải tạo mặt bằng.
Những bậc thang được thiết kế, thi công nương theo con suối nhỏ dẫn nước từ nguồn xuống chân công trình.
Những bậc thang được thiết kế, thi công nương theo con suối nhỏ dẫn nước từ nguồn xuống chân công trình.
Chòi lục giác là hạng mục đầu tiên được hoàn thiện trong công trình này. Khi khảo sát thực tế, Phạm Phương Thảo phát hiện một tảng đá cao hơn 2 m, có bề mặt bằng phẳng và không thể dịch chuyển nên quyết định dùng làm bàn uống nước. Cô cho đổ thêm đất, bêtông che lấp phần lớn tảng đá để có chiếc bàn đạt chiều cao tiêu chuẩn rồi kê thêm những tảng đá nhỏ xung quanh làm ghế. Đây là nơi cô hay ngồi cùng thợ khi xây nhà và cũng là nơi cô ngồi hóng gió, thưởng trà sau khi công trình hoàn thiện.
Chòi lục giác là hạng mục đầu tiên được hoàn thiện trong công trình này. Khi khảo sát thực tế, Phạm Phương Thảo phát hiện một tảng đá cao hơn 2 m, có bề mặt bằng phẳng và không thể dịch chuyển nên quyết định dùng làm bàn uống nước. Cô cho đổ thêm đất, bêtông che lấp phần lớn tảng đá để có chiếc bàn đạt chiều cao tiêu chuẩn rồi kê thêm những tảng đá nhỏ xung quanh làm ghế. Đây là nơi cô hay ngồi cùng thợ khi xây nhà và cũng là nơi cô ngồi hóng gió, thưởng trà sau khi công trình hoàn thiện.
Một ngôi nhà hai tầng với 8 phòng ngủ được Phạm Phương Thảo xây cạnh chòi lục giác làm nơi nghỉ ngơi cho bản thân, bạn bè đến chơi và người giúp việc.
Một ngôi nhà hai tầng với 8 phòng ngủ được Phạm Phương Thảo xây cạnh chòi lục giác làm nơi nghỉ ngơi cho bản thân, bạn bè đến chơi và người giúp việc.
Đường từ cổng đến điện thờ dài hàng trăm mét được lát đá và phủ kín màu sắc của cau vua, cây huyết dụ. Ngoài các hạng mục chính, cơ ngơi của Phạm Phương Thảo còn có phòng tập gym, vườn trồng cây ăn quả, vườn rau. Nữ ca sĩ còn định xây thêm một biệt thự bề thế có bể bơi cho bản thân nghỉ dưỡng và đón bạn bè đến chơi.
Đường từ cổng đến điện thờ dài hàng trăm mét được lát đá và phủ kín màu sắc của cau vua, cây huyết dụ. Ngoài các hạng mục chính, cơ ngơi của Phạm Phương Thảo còn có phòng tập gym, vườn trồng cây ăn quả, vườn rau. Nữ ca sĩ còn định xây thêm một biệt thự bề thế có bể bơi cho bản thân nghỉ dưỡng và đón bạn bè đến chơi.
Nguyên An
Video: Lộc Chung; Ảnh: Tùng Đinh