Rồi cũng vì cả nể mà tôi nhắn tin qua lại với anh ta. Tôi càng sai lầm hơn khi anh ta ra công tác tại Hà Nội, tôi lại phải đóng vai trò chủ nhà và đưa anh ta đi thăm Hà Nội.
Tôi thừa biết đây chỉ là sự lợi dụng nhưng với cương vị là sếp còn tôi là nhân viên thì không tiện từ chối. Sau khi anh ta trở vào Nam thì không ngừng nhắn tin cho tôi với những lời lẽ bẩn thỉu, tục tĩu.
Tôi đã cố sức nài nỉ anh ta ngừng ngay việc làm đê tiện đó lại, rồi bày tỏ sự tức tối, đe dọa, miệt thị nhưng vô ích.
Tôi không thể đổi số điện thoại, địa chỉ nhà. Tôi biết tôi đã sai và ân hận nhiều lắm. Tôi muốn chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt. Tôi mệt mỏi lắm rồi. Giờ tôi phải làm sao đây (Hồng Chuyên).
Thông thường với những người gọi điện thoại trêu tức mà được trả lời lại thì càng khiến họ muốn trêu ghẹo nhiều hơn. Vì thế, bạn nên học cách mặc kệ những tin nhắn đó, những lời nói đó cho tới khi họ không muốn tác động tới bạn nữa.
Hành động năn nỉ đừng trêu tôi nữa hoặc gọi điện trả lời, chứng tỏ bạn quan tâm tới điều đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trung tâm dịch vụ mạng điện thoại để thông báo chặn cuộc gọi của số điện thoại đó.
Trường hợp bạn thực sự cảm thấy ức chế, bạn có thể lưu lại tất cả các tin nhắn từ số điện thoại đó và thông báo với cơ quan pháp luật để bạn có được sự can thiệp.
Chỉ cần bạn tập cho mình cách nghĩ không quan tâm tới những thông tin đó, cố gắng bỏ mặc những điều người đó đã nói, bạn sẽ dễ dàng vượt qua ức chế tâm lý này hơn.
Người quấy rối không được đáp trả sẽ dần chán nản và tự khắc rút lui.
Tư vấn bởi Công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.