>>Cô gái bị hóa thành bà lão vẫn hấp dẫn chồng
Phát bệnh từ năm 2008, lúc đầu chị Thuỷ thấy nếp nhăn xuất hiện chi chít trên trán không khác gì bà lão, mặt chảy xệ. Đặc biệt, chỉ sau 2-3 tháng vùng da ngực và bụng đã chảy dài, nhăn nhúm. Da vùng mắt chảy xuống khiến cản trở tầm nhìn. Chị đã đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và được xác định là bị bệnh nhão da.
![]() |
Chị Thủy trước khi được phẫu thuật. |
“Mỗi khi đứng, nằm hay ngồi thì vùng da thừa cứ lủng lẳng xuống đùi rất khó chịu, giống như đeo cả túi nước trên người. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại bị bệnh này. Tôi cũng chưa từng bị dị ứng với thực phẩm hay thuốc, cũng không mắc bệnh mãn tính để mà dùng thuốc kéo dài mà chỉ bị lặt vặt cảm cúm thông thường”, chị Thuỷ buồn bã kể lại.
Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hóa, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết, thường càng có tuổi thì da mặt càng mất tính đàn hồi, cơ chùng xuống khiến da bị xệ. Tuy nhiên, trường hợp của chị Thủy là mắc bệnh nhão da (cutis laxa) chứ không phải xệ tự nhiên. Những vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất là da mặt, nhất là quanh mắt, cổ, vai và đùi, bụng, quanh rốn.
“Đây là một bệnh hiếm gặp. Nguyên nhân là do sợi thun của da thoái hóa, không còn tính đàn hồi làm cho da nhão, nhăn nheo, tạo nhiều nếp gấp, chảy xệ”, tiến sĩ Hoá cho biết.
Tuy nhiên, suốt 4 năm uống thuốc chống viêm theo chỉ dẫn nhưng vùng da nhão của chị dù không phát triển thêm nhưng không có dấu hiệu phục hồi, trong khí sức khoẻ lại yếu dần. Vì thế các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật. Bước đầu, vùng da thừa vùng mặt sẽ đuợc cắt bỏ, đồng thời tiến hành căng da mặt, sau đó sẽ tiến hành xử lý và tạo hình tiếp vùng da thừa khác, có thể phải đặt túi nâng ngực. Đặc biệt, do da bụng chảy xệ khiến đầu rốn di chuyển xuống khoảng 20 cm nên kíp phẫu thuật phải bóc tách da và đưa rốn về vị trí cũ.
Hiện khuôn mặt chị đã không còn tình trạng da nhão, vùng mắt sau khi được cắt mí, căng da không còn cản trở tầm nhìn như trước. Tuy nhiên, biện pháp phẫu thuật cũng chỉ là giải pháp thạm thời, làm giảm các nếp gấp da dư thừa có tác dụng từ 8-15 năm. Hiện các chuyên gia vẫn chưa tìm ra hướng điều trị cụ thể hoặc ngăn ngặn sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích chủ yếu là kiểm soát biến chứng (da, phổi, nội tạng…) có thể phát sinh từ việc tổn thương liên kết cơ quan nội tạng. Vùng da nhão không thể hồi phục bằng thuốc.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Phượng ở Bến Tre cũng bị “già hoá” khiến mới 26 tuổi nhưng trông chị không khác gì bà lão 70 tuổi. Theo các bác sĩ, chị bị bệnh tế bào vón. Sau một thời gian điều trị theo phác đồ bệnh này, da mặt chị đã căng ra, bớt nặng nề, da tay cũng không còn nổi mề đay và ngứa ngáy như trước lúc nhập viện, vết nhăn da mặt chỉ còn nhiều ở cằm, những vùng khác đã giảm đi trông thấy.
Châu Anh