Trong suốt lịch sử, có những nền văn hóa cấm tình dục trước hôn nhân, họ coi việc tấm lá chắn còn nguyên vẹn là chứng chỉ trinh tiêt. Điều này tiếp tục được duy trì cho đến ngày hôm nay và nó có ảnh hưởng đến tâm lý và văn hóa.
Màng trinh khác nhau về kích thước, hình dạng và độ dày
Một cách hình tượng, nếu ta cụp đầu ngón trỏ và ngón cái vào nhau để tượng trưng cho ngõ vào của âm đạo, thì màng trinh là một lớp mô sợi chắn ngang giữa 2 ngón tay. Dày hay mỏng, đàn hồi hay không đàn hồi, có nhiều mạch máu hay không, là những dị biệt về cơ thể học thường thấy và là đề tài tranh cãi tốn khá nhiều giấy mực của các nhà văn hóa, đạo đức, tôn giáo...
Về y học mà nói, khái niệm về sự nguyên vẹn của màng trinh vẫn là huyền thoại bởi vì "then cài của tạo hóa" có sự khác nhau về hình dạng, kích thước và độ dày.
Hầu hết các màng trinh không đủ bao phủ lấy đường vào âm đạo vì thế dịch kinh nguyệt vẫn có thể chảy ra. Có vài trường hợp hiếm hoi, màng trinh có thể dày, bao phủ toàn bộ âm đạo khi mở (màng trinh không thủng). Kiểu lá chắn này không cho phép phụ nữ có kinh, dù đã quan hệ rất nhiều lần hoặc đưa bất cứ cái gì vào âm đạo thì nó vẫn y nguyên. Thông thường, các nhà y hoa có thể sửa chữa điều này với một vết rạch nhỏ.
Vì có tính chất co giãn nên điều quan trọng là bạn không thể coi tấm lá chắn mong manh này là thước đo sự trinh bạch hoặc phán đoán một ai đó đã quan hệ hay chưa. Vẫn có trường hợp một người đàn bà có thể giao hợp nhiều lần, sinh đẻ rồi mà “lá cờ đức hạnh” ấy vẫn phất phới đầy kiêu hãnh. Đối với những người khác, bằng cách sử dụng tampon hoặc chọc tay cũng không làm cho màng trinh hề hấn gì.
Ngoài ra có nhiều cô gái chịu oan uổng vì bị mất zin một cách tình cờ vì cưỡi ngựa, nhảy dây, ngã xe... hoặc từ chấn thương trực tiếp đến khu vực âm đạo.
Chi Anh