
Bảo tàng Lịch sử Hong Kong có tiền thân là Bảo tàng và Phòng trưng bày nghệ thuật Hong Kong, hoạt động từ năm 1962. Qua vài lần chuyển đổi địa điểm, bảo tàng hiện nằm trên đường Tất Hàm (Chatham), quận Chiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), khu vực trung tâm đảo Cửu Long.
Trên tổng diện tích 18.500 m2, bảo tàng trưng dụng khoảng 7.000 m2 để trưng bày, tái hiện diện mạo thành phố cảng qua mấy nghìn năm. Kết hợp bích họa với cảnh trí dựng giả, tượng người sáp và các tủ kính trưng bày cổ vật, khu vực ngoài cùng cung cấp những thông tin cơ bản về địa lý, đời sống vùng đảo Hương Cảng thời khai thiên lập địa. Ảnh: Near Snake
Bảo tàng Lịch sử Hong Kong có tiền thân là Bảo tàng và Phòng trưng bày nghệ thuật Hong Kong, hoạt động từ năm 1962. Qua vài lần chuyển đổi địa điểm, bảo tàng hiện nằm trên đường Tất Hàm (Chatham), quận Chiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), khu vực trung tâm đảo Cửu Long.
Trên tổng diện tích 18.500 m2, bảo tàng trưng dụng khoảng 7.000 m2 để trưng bày, tái hiện diện mạo thành phố cảng qua mấy nghìn năm. Kết hợp bích họa với cảnh trí dựng giả, tượng người sáp và các tủ kính trưng bày cổ vật, khu vực ngoài cùng cung cấp những thông tin cơ bản về địa lý, đời sống vùng đảo Hương Cảng thời khai thiên lập địa. Ảnh: Near Snake

Trong khi đó, lịch sử từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 được phục dựng sinh động hơn, mở ra cho khách tham quan cuộc du hành xuyên qua nhiều thời kỳ của thành phố.
Vốn quen thuộc trong các cuốn phim cổ trang, khung cảnh đám rước dâu truyền thống bước ra đời thực với kiệu hoa phủ vải đỏ, nhóm phu rước kiệu mặc bình dân, bà mối cầm trong tay cây dù để che cho tân nương. Tượng sáp được dựng giống người thật và các món đạo cụ được thiết kế tỉ mỉ. Dưới ánh đèn vàng và trong không gian tĩnh mịch, loạt hình ảnh ấy cho người xem hình dung chân thật, nhưng cũng mang đến cảm giác hơi ma quái. Ảnh: Phong Kiều
Trong khi đó, lịch sử từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 được phục dựng sinh động hơn, mở ra cho khách tham quan cuộc du hành xuyên qua nhiều thời kỳ của thành phố.
Vốn quen thuộc trong các cuốn phim cổ trang, khung cảnh đám rước dâu truyền thống bước ra đời thực với kiệu hoa phủ vải đỏ, nhóm phu rước kiệu mặc bình dân, bà mối cầm trong tay cây dù để che cho tân nương. Tượng sáp được dựng giống người thật và các món đạo cụ được thiết kế tỉ mỉ. Dưới ánh đèn vàng và trong không gian tĩnh mịch, loạt hình ảnh ấy cho người xem hình dung chân thật, nhưng cũng mang đến cảm giác hơi ma quái. Ảnh: Phong Kiều
Y phục cưới và sính lễ thông thường cũng được trưng bày gần đó. Ảnh: Hong Kong History Museum

Người Trung Hoa coi trọng chuyện tâm linh, vậy nên phong tục cúng rằm tháng 7 được dành riêng một khu vực khá rộng, đủ để các nghệ sĩ dựng một rạp cúng lớn và các bàn cúng nhỏ, với đầy đủ mâm cao cỗ đầy, hình nhân, quần áo giấy, vàng mã, vòng hoa... Theo tục xưa, người Hoa thường cúng heo quay, trình diễn nghệ thuật dân gian, múa lân sư, thậm chí đốt pháo bông cho ngày Tết vu lan. Đến nay, nhiều đường phố, khu dân cư của Hong Kong vẫn giữ nếp phong tục cả xóm dựng rạp cúng chung.
Các bức tường, nhà ở theo đúng phong cách kiến trúc cách đây hơn 100 năm được thiết kế làm hậu cảnh, phủ không khí thời đại cho từng cảnh trí trưng bày. Ảnh: Trang Ngô
Người Trung Hoa coi trọng chuyện tâm linh, vậy nên phong tục cúng rằm tháng 7 được dành riêng một khu vực khá rộng, đủ để các nghệ sĩ dựng một rạp cúng lớn và các bàn cúng nhỏ, với đầy đủ mâm cao cỗ đầy, hình nhân, quần áo giấy, vàng mã, vòng hoa... Theo tục xưa, người Hoa thường cúng heo quay, trình diễn nghệ thuật dân gian, múa lân sư, thậm chí đốt pháo bông cho ngày Tết vu lan. Đến nay, nhiều đường phố, khu dân cư của Hong Kong vẫn giữ nếp phong tục cả xóm dựng rạp cúng chung.
Các bức tường, nhà ở theo đúng phong cách kiến trúc cách đây hơn 100 năm được thiết kế làm hậu cảnh, phủ không khí thời đại cho từng cảnh trí trưng bày. Ảnh: Trang Ngô

Một sân khấu kinh kịch ngoài trời được dàn dựng chỉn chu với hậu cảnh, rèm nhung cùng tượng sáp nghệ sĩ đã 'họa mặt', lên đồ. Ảnh: Trang Ngô
Một sân khấu kinh kịch ngoài trời được dàn dựng chỉn chu với hậu cảnh, rèm nhung cùng tượng sáp nghệ sĩ đã 'họa mặt', lên đồ. Ảnh: Trang Ngô
Gian hàng Trung thu bày các món đồ chơi thân thuộc như mặt nạ, đầu sư tử, quạt mo... Ảnh: Trang Ngô

Các mâm cúng Tết Trung thu, đêm giao thừa hay Tết Nguyên đán cũng được bày biện tỉ mẩn theo quy tắc cúng lễ cổ truyền, treo đèn lồng trên trần nhà, gây thích thú với du khách quốc tế. Ảnh: Instagram Puja Promila
Các mâm cúng Tết Trung thu, đêm giao thừa hay Tết Nguyên đán cũng được bày biện tỉ mẩn theo quy tắc cúng lễ cổ truyền, treo đèn lồng trên trần nhà, gây thích thú với du khách quốc tế. Ảnh: Instagram Puja Promila

Không chỉ khung cảnh ngoài phố, không gian nhà ở đầu thế kỷ 20 cũng được phục dựng công phu. Góc bếp của các gia đình cơ bản được tái hiện trong không gian tương đương đời thật, với bệ đun nấu, bàn gỗ, nồi gỗ, kệ bếp, nhiều loại rổ rá, bát đĩa, bình, hũ... Ảnh: Phong Kiều
Không chỉ khung cảnh ngoài phố, không gian nhà ở đầu thế kỷ 20 cũng được phục dựng công phu. Góc bếp của các gia đình cơ bản được tái hiện trong không gian tương đương đời thật, với bệ đun nấu, bàn gỗ, nồi gỗ, kệ bếp, nhiều loại rổ rá, bát đĩa, bình, hũ... Ảnh: Phong Kiều

Phòng ngủ có giường gỗ buông rèm trắng và treo nôi em bé giữa nhà gây giật mình cho du khách. Ảnh: Phong Kiều
Phòng ngủ có giường gỗ buông rèm trắng và treo nôi em bé giữa nhà gây giật mình cho du khách. Ảnh: Phong Kiều

Với giai đoạn những năm 1930, Bảo tàng Lịch sử Hong Kong chọn tái hiện xóm ngư dân. Những bức tường dán tranh khung cảnh biển cả, kết hợp cây cầu gỗ tạo không gian bến cảng, nơi có những chiến thuyền gỗ buồm đỏ neo đậu. Ảnh: Phong Kiều
Với giai đoạn những năm 1930, Bảo tàng Lịch sử Hong Kong chọn tái hiện xóm ngư dân. Những bức tường dán tranh khung cảnh biển cả, kết hợp cây cầu gỗ tạo không gian bến cảng, nơi có những chiến thuyền gỗ buồm đỏ neo đậu. Ảnh: Phong Kiều

Không gian bên trong thuyền trải chiếu, bài trí đồ đạc, dựng cả tượng người ngồi để gợi liên tưởng về không khí một gia đình lênh đênh sông nước. Ảnh: Phong Kiều
Không gian bên trong thuyền trải chiếu, bài trí đồ đạc, dựng cả tượng người ngồi để gợi liên tưởng về không khí một gia đình lênh đênh sông nước. Ảnh: Phong Kiều

Là thời kỳ hưng thịnh về kinh tế và văn hóa của Hong Kong, thập niên 1950-1970 được dành tặng một khu phố có diện tích chủ đạo trong bảo tàng. Kiến trúc nhà ở và cửa tiệm, không gian đường phố, bờ tường, mặt đường đều được thiết kế theo đúng lịch sử. Ảnh: Phong Kiều
Là thời kỳ hưng thịnh về kinh tế và văn hóa của Hong Kong, thập niên 1950-1970 được dành tặng một khu phố có diện tích chủ đạo trong bảo tàng. Kiến trúc nhà ở và cửa tiệm, không gian đường phố, bờ tường, mặt đường đều được thiết kế theo đúng lịch sử. Ảnh: Phong Kiều

Một tiệm tạp hóa bày kín các hũ thủy tinh đựng kẹo bánh, treo nhiều món đồ chơi được trẻ em đương thời ưa chuộng. Kiểu dáng đồ đạc và ánh đèn vàng phủ màu hoài cổ. Phía trước từng không gian cửa tiệm, bảo tàng đặt tờ thuyết minh, cung cấp thêm thông tin cho du khách. Ảnh: Phong Kiều
Một tiệm tạp hóa bày kín các hũ thủy tinh đựng kẹo bánh, treo nhiều món đồ chơi được trẻ em đương thời ưa chuộng. Kiểu dáng đồ đạc và ánh đèn vàng phủ màu hoài cổ. Phía trước từng không gian cửa tiệm, bảo tàng đặt tờ thuyết minh, cung cấp thêm thông tin cho du khách. Ảnh: Phong Kiều

Hiệu may có bàn là cổ, tấm váy đỏ đang cắt may dang dở và vài bộ sườn xám, áo lụa treo trên sà. Không đơn thuần trưng bày, bảo tàng còn phát băng ghi âm các cuộc hội thoại trao đổi, mua bán tương ứng với từng cửa hiệu, cho khách tham quan trải nghiệm nghe nhìn sống động. Ảnh: Phong Kiều
Hiệu may có bàn là cổ, tấm váy đỏ đang cắt may dang dở và vài bộ sườn xám, áo lụa treo trên sà. Không đơn thuần trưng bày, bảo tàng còn phát băng ghi âm các cuộc hội thoại trao đổi, mua bán tương ứng với từng cửa hiệu, cho khách tham quan trải nghiệm nghe nhìn sống động. Ảnh: Phong Kiều

Tiệm trà cổ điển được dựng ở một góc nhỏ, có đủ tường ốp đá màu, sàn gạch hoa, ghế xoay lưng vào nhau và quầy bày các loại nước giải nhiệt. Giữa thế kỷ 20, các tiệm trà này là nơi dân Hong Kong lui tới mỗi bữa sáng và giờ trà chiều. Không ít quán trở thành tụ điểm quen thuộc của giới nghệ sĩ, nhà làm phim. Nhiều quán có tuổi đời gần cả thế kỷ đến nay vẫn buôn bán. Ảnh: Phong Kiều
Tiệm trà cổ điển được dựng ở một góc nhỏ, có đủ tường ốp đá màu, sàn gạch hoa, ghế xoay lưng vào nhau và quầy bày các loại nước giải nhiệt. Giữa thế kỷ 20, các tiệm trà này là nơi dân Hong Kong lui tới mỗi bữa sáng và giờ trà chiều. Không ít quán trở thành tụ điểm quen thuộc của giới nghệ sĩ, nhà làm phim. Nhiều quán có tuổi đời gần cả thế kỷ đến nay vẫn buôn bán. Ảnh: Phong Kiều

Tiệm trà ngoài trời, nép mình trong những con hẻm hay men theo các con dốc trên phố Hong Kong cũng được tái hiện trong bảo tàng, trở thành góc 'sống ảo' được lòng dân bản địa lẫn khách ngoại quốc. Ảnh: Instagram Ten Finger Workshop
Tiệm trà ngoài trời, nép mình trong những con hẻm hay men theo các con dốc trên phố Hong Kong cũng được tái hiện trong bảo tàng, trở thành góc 'sống ảo' được lòng dân bản địa lẫn khách ngoại quốc. Ảnh: Instagram Ten Finger Workshop

Một tiệm làm tóc truyền thống gây thương nhớ với lồng máy hấp tóc và ghế làm tóc của vài chục năm trước. Ảnh: Phong Kiều
Một tiệm làm tóc truyền thống gây thương nhớ với lồng máy hấp tóc và ghế làm tóc của vài chục năm trước. Ảnh: Phong Kiều

Xe điện (xe ting ting) - biểu tượng của đời sống phố phường Hong Kong - được dành riêng một góc trong bảo tàng. Ảnh: Instagram Day Day Holiday
Xe điện (xe ting ting) - biểu tượng của đời sống phố phường Hong Kong - được dành riêng một góc trong bảo tàng. Ảnh: Instagram Day Day Holiday

Đây cũng là không gian trưng bày duy nhất du khách có thể bước vào bên trong.
Trưng bày theo phong cách thực cảnh, Bảo tàng Lịch sử Hong Kong thu hút người xem từ người lớn đến em nhỏ. Đông học sinh, sinh viên cũng lui tới để học tập. Bên cạnh việc tham quan, du khách có thể ghé các phòng workshop, làm đồ thủ công. Trong năm 2023, bảo tàng mở cửa miễn phí tất cả các ngày trong tuần, nghỉ thứ ba hàng tuần và mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán mỗi năm. Ảnh: Can Chu
Đây cũng là không gian trưng bày duy nhất du khách có thể bước vào bên trong.
Trưng bày theo phong cách thực cảnh, Bảo tàng Lịch sử Hong Kong thu hút người xem từ người lớn đến em nhỏ. Đông học sinh, sinh viên cũng lui tới để học tập. Bên cạnh việc tham quan, du khách có thể ghé các phòng workshop, làm đồ thủ công. Trong năm 2023, bảo tàng mở cửa miễn phí tất cả các ngày trong tuần, nghỉ thứ ba hàng tuần và mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán mỗi năm. Ảnh: Can Chu
Phong Kiều