Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai người, chất lượng một cuộc hôn nhân ảnh hưởng đến hai gia đình và ba thế hệ. Bỏ lỡ người thương mình có thể đáng tiếc, nhưng cái giá phải trả cho sai lầm còn lớn hơn. Do đó, nếu muốn kết hôn, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đến gia cảnh của đối tác, nên tìm tới những người đến từ các gia đình này.
1. Một gia đình hạnh phúc vì có bạn làm dâu
Dù muốn hay không, khi bạn chọn kết hôn, bạn phải chấp nhận họ hàng và hòa nhập vào gia đình của anh ấy .
Hôn nhân cũng là sự dung hợp nguồn lực của hai gia đình, trong mọi việc liên quan đến lợi ích đều sẽ có sự khác biệt và mâu thuẫn ở một mức độ nào đó. Mặt khác, một người trưởng thành không dễ dàng hòa nhập trong một gia đình không có nền tảng huyết thống và tình cảm.
Nếu gia đình nửa kia hài lòng với bạn và thích bạn, họ sẽ thể hiện sự chân thành, thậm chí sẵn sàng thỏa hiệp vì bạn. Khi họ sẵn sàng chấp nhận bạn từ tận đáy lòng, bạn sẽ sống thoải mái hơn rất nhiều.
Ngược lại, nếu gia đình người ấy không thích bạn lắm và họ miễn cưỡng đồng ý bạn làm dâu, cuộc sống sau khi kết hôn của bạn có thể không dễ dàng. Ví dụ, trong bộ phim truyền hình A Tree of Peach Blossoms, cô gái có tên Shengkai, bất chấp sự phản đối của mẹ ruột đã kết hôn với một gia đình không thích cô ấy. Cuộc sống sau hôn nhân của cô là một mớ hỗn độn. Sau một vụ tai nạn xe hơi, chồng cô thay đổi hẳn tính tình, cho rằng bất hạnh của mình là do vợ gây ra. Mẹ chồng cô không ưa cô về mọi mặt, kén chọn trong việc nấu nướng.
Tình yêu có thể thơ mộng nhưng hôn nhân là cuộc sống đầy những chuyện vụn vặt như củi dầu mắm muối. Nếu bạn không muốn quá mệt mỏi sau hôn nhân, bạn nhất định phải tìm được một gia đình ưng bạn làm con dâu. Trong tương lai, cơ thể bạn có thể mệt hơn một chút vì chịu nhiều trách nhiệm hơn nhưng tinh thần vui vẻ, thoải mái.
2. Một gia đình không thích can thiệp vào quyết định của con cái
Các bậc phụ huynh tâm lý sẽ kiềm chế bản thân, cố gắng không hỏi và để con cái tự giải quyết chuyện của mình khi con cái trưởng thành.
Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ luôn tự cho mình là người lớn tuổi, phải can thiệp vào mọi việc và họ là người làm chủ. Họ không những không nghe góp ý của con cái mà còn phớt lờ những phản đối của con cái. Nếu con cái không nghe lời là bất hiếu, không có lương tâm. Họ không quan tâm mình đúng hay sai, tóm lại, họ chỉ không cho phép người khác thách thức quyền lực của mình. Nếu một gia đình có tới hai bà chủ, một là vợ, một là mẹ, gia đình sẽ không hòa thuận.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)